Nhiều bậc phụ huynh chăm lo cho con thật kỹ từ cái ăn cái mặc, bảo bọc con quá mức để rồi khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, kém phát triển. Do đó, có những người đã quyết định cho con đi học sớm tại trường mầm non song ngữ. Ở độ tuổi của trẻ khi ấy là thời điểm thích hợp cho việc học hỏi, tiếp thu một ngôn ngữ mới, nền giáo dục tân tiến. Tuy vậy, không ít gia đình lại mắc những sai lầm khác do cách nghĩ không đúng đắn về giáo dục sớm. Sau đây là định nghĩa và những hiểu lầm của các phụ huynh về giáo dục mầm non từ sớm.
Định nghĩa của giáo dục sớm
Phương pháp giáo dục sớm là dạy trẻ từ khi còn trong bụng mẹ với những cách phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Thời gian đầu, việc hấp thu kiến thức của trẻ là quá trình thụ động, bố mẹ cho gì thì nhận đấy. Đây là giai đoạn gieo mầm những tố chất, tính cách nền móng cho sự phát triển sau này.
Giáo dục sớm từ gia đình là nền tảng cho sự phát triển mai sau của con trẻ
Còn đến giai đoạn từ 2 tuổi đến 6 tuổi thì trẻ sẽ phát triển theo chiều khám phá và tìm tòi về thế giới xung quanh. Do đó, đây là giai đoạn xây dựng đời sống tinh thần và môi trường phát triển rộng mở hơn cho trẻ. Có nhiều phụ huynh đã chọn những trường mầm non quốc tế với chương trình giáo dục cởi mở và phát triển của nước ngoài. Và để tránh những sai lầm gây sự phản tác dụng tới trẻ khi phải đi học từ sớm.
1. Quan niệm về điều này dễ điều kia khó
Từ khi mở chào đời, trẻ không có nhận thức về việc nào khó khăn hay điều gì dễ dàng, vì vậy việc làm gì hay học gì cũng hoàn toàn dễ dàng nếu như tre có hứng thú với chúng. Đúng vậy, trẻ con chỉ thích làm những việc nó bọn trẻ thích, còn những gì không thích thì các em sẽ rất vất vả để hoàn thành chúng.
“Việc này khó lắm, con cứ để từ từ học” – Câu nói phổ biến của những phụ huynh bảo bọc con quá mức
Giống như việc trẻ nói được tiếng mẹ đẻ một cách tự nhiên mà không gặp khó khăn gì, bởi xung quanh mọi người đều nói chuyện bằng chính ngôn ngữ ấy. Do vậy, việc cho trẻ đến học tại trường mầm non song ngữ từ sớm cũng sẽ hình thành được lối tư duy ngôn ngữ bằng tiếng Anh một cách tự nhiên. Từ đó, trẻ sẽ không cảm thấy ghét việc học hay giao tiếp bằng tiếng Anh.
2. Quan niệm chơi thì sướng, học thì khổ
Có những người lớn cho rằng cho con đi học sớm là đẩy con vào con đường khổ cực, nhưng thực tế thì ngược lại. Học tập đã nằm trong quá trình phát triển con người, những đứa trẻ may mắn được giáo dục từ sớm, sau này sẽ lớn lên vui vẻ và tự tin hơn bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt khi học ở ngôi trường có chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi thì các em sẽ cảm thấy đi học còn sướng hơn ở nhà.
Mỗi ngày đi học là một ngày vui
Ở những trường mầm non quốc tế song ngữ như trường Quốc tế Việt Úc – VAS, khi tới trường, trẻ sẽ được “chơi mà học, học mà chơi”. Thầy cô không đặt nặng vấn đề truyền đạt kiến thức, thay vào đó là để các em tự tư duy, tìm hiểu theo cách riêng của mình. Có những em chọn việc đọc sách, cùng bạn bè đi tìm hiểu hoặc biểu đạt kiến thức thông qua nghệ thuật như múa hát. Như vậy thì giáo dục sớm không hề “khổ học” như nhiều người từng nghĩ.
Tham khảo: Xây dựng nền tảng kiến thức cốt lõi tại trường Quốc tế song ngữ VAS
3. Quan niệm về tố chất thông minh sẵn thì không cần học
Xã hội hiện nay có 2 dạng thông minh, đó là thông minh bẩm sinh và cần cù bù thông minh. Tuy là ở dạng nào đi chăng nữa thì nếu không có sự mài dũa, trau dồi thì sự thông minh ấy cũng phí hoài. Bác Hồ có một câu nói “Học, học nữa, học mãi”, đã là kiến thức thì càng học thì sẽ luôn cần thiết và không bao giờ hoài phí công. Tư chất thông minh hay thông minh do cần cù thì đều cần được khai thác và phát triển thì trẻ mới phát triển được toàn diện.
4. Quan niệm về việc nhồi nhét kiến thức
Một quan niệm phổ biến khác là não bộ trẻ con quá non nớt để tiếp thu quá nhiều kiến thức từ trước độ tuổi đi học chính thức. Thực tế thì luôn có những phương pháp giáo dục phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Vào giai đoạn mầm non, trẻ được học theo phương pháp ghi nhớ hình ảnh và tên gọi của nó. Hình ảnh sẽ là điều khiến nhiều người khắc sâu nhiều hơn là từ ngữ. Thông qua cách học đơn giản như một trò chơi đuổi hình bắt chữ này sẽ tạo hứng thú và dễ tiếp thu hơn cách học truyền thống với con chữ khô khan.
Phương pháp giáo dục dễ tiếp cận trẻ của trường mầm non song ngữ
Có thể nói khoảng thời gian đầu đời của trẻ là thời điểm vàng cho sự phát triển, vì ta chỉ có thể “Uốn cây từ thuở còn non”. Đừng lãng phí những năm tháng trong vui đùa vô bổ, thay vào đó phụ huynh có thể cho tạo cho con môi trường phát triển phù hợp. Một trường mầm non song ngữ quốc tế như trường Việt Úc cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho phụ huynh cân nhắc. Với môi trường thân thiện, cởi mở và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục thì trường VAS đã được nhiều phụ huynh tin tưởng và gửi con the học tại trường.