Bạn đang tìm kiếm cách học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm nhưng không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào. Bạn gặp thất bại khi học ngoại ngữ chỉ vì không thể ghi nhớ hết các từ vựng, cấu trúc ngữ pháp hay cách phát âm?

Có thể hiểu với những người đang đi làm thì những áp lực trong công việc khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi nên để ghi nhớ thêm những kiến thức mới cũng là một khó khăn. Tuy nhiên giải pháp để giải quyết vấn đề này không phải không có. Chỉ là lâu nay chúng ta chưa biết mình bị hạn chế ở những điểm nào để khắc phục cũng như chưa biết khắc phục như thế nào.

Dưới đây sẽ là bí quyết giúp bạn chinh phục được tiếng Anh dù vẫn đang đi làm, đảm bảo bạn sẽ cảm thấy vô cùng hứng thú bởi những phương pháp này rất mới mẻ, không giống với những gì bạn đã được tham khảo trước đây.

5 Nguyên tắc giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm

Nguyên tắc 1: Làm cho ký ức trở nên đáng nhớ hơn

“Bất cứ một thông tin nào cũng trở nên quan trọng khi nó được kết nối với một thông tin khác” – Umberto Eco, Con lắc Foucault.

Quy tắc kết nối ghi nhớ này được dựa trên một quy luật rất đơn giản: Các nơ-ron được kích hoạt cùng lúc với nhau sẽ kết nối lại với nhau. Đây chính là quy luật Hebb, giúp giải thích cách ghi nhớ mọi thứ.

Ví dụ đơn giản về món bánh mì thịt gần gũi nhất với người Sài Gòn. Để có được ổ bánh mì nóng giòn bạn phải đợi người bán dùng dao rọc 1 đường dài trên thân bánh, tách bánh ra và cho vào đó dưa leo, pate, thịt nguội, chả lụa, một vài lát ớt, thêm một ít nước sốt. Cuối cùng người bán sẽ dùng một tờ giấy báo để gói ổ bánh mì lại và đưa cho bạn.

Và với bạn, khái niệm về món bánh mì Sài Gòn sẽ bao gồm những hình ảnh xe bánh mì nhỏ trên đường phố, mùi thơm nóng của bánh mì mới ra lò, âm thanh rọc bánh mì, tiếng dao thớt khi cắt dưa leo, cắt thịt, mùi cay nồng của ớt,… vị giòn của vỏ bánh , độ béo của pate, độ dai của thịt và cay nồng của ớt,… Đó là một hành trình hồi cứ lại cảm giác ăn bánh mì của bạn khi các giác quan kết nối chặt chẽ với nhau trong một mạng lưới liên kết no-ron dày đặ. Những liên kết này cho phép những hồi ức, những cảm giác của bạn lặp lại khi có ai đó nhắc đến “bánh mì” hoặc nhìn thấy ổ bánh mì thịt trên đường phố.

Khi đối diện với mùi thơm của bánh mì mới ra lò quen thuộc thì mạng lưới nơ-ron cũ sẽ trổi dậy, não của bạn sẽ kích hoạt lại những hình ảnh, âm thanh, cảm xúc, hương vị quen thuộc khiên bạn nhớ về những hồi ức cũ.

Cách học tiếng anh hiệu quả cho người đi làm là liên kết các từ vựng với những hình ảnh quen thuộc

Cách học tiếng anh hiệu quả cho người đi làm là liên kết các từ vựng với những hình ảnh quen thuộc

Vậy chúng ta sẽ áp dụng phương pháp này như thế nào?

Có một điều mà chắc ai trong chúng ta cũng hiểu đó là việc nhớ một từ vựng mới không hề đơn giản như khi chúng ta nhớ về một ổ bánh mì quen thuộc. Bởi với khái niệm bánh mì chúng ta có nhiều sự liên kết hơn, hội tụ đủ các giác quan của con người. Chúng ta có thể nói về bánh mì với nhiều cách khác nhau, có thể nhớ nó ngay khi chỉ nghe, nhìn, ngửi hoặc nếm nó. Một từ quen thuộc đến mức khó mà quên được.

Do đó để việc ghi nhớ các từ vựng thành công chúng ta cũng cần tạo thêm các kết nối cho nó như: kết nối kết cấu, kết nối, âm thanh, kết nối khái niệm, kết nối cá nhân. Và đây cũng là 4 cấp độ xử lý để giúp ghi nhớ từ vựng khi học ngoại ngữ.

– Kết cấu: Ví dụ: có bao nhiêu ký tự trong từ LOVE

– Âm thanh: Ví dụ: từ LOVE có vần giống với DOVE không?

– Khái niệm: Ví dụ: LOVE có phải là từ đồng nghĩa với LIKE không?

– Kết nối cá nhân: Ví dụ: Bạn có thích bài hát MY LOVE không?

Làm thế nào để nhớ ngoại ngữ mãi mãi?

Liên tưởng đến những khái niệm liên quan cũng là cách học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm

Liên tưởng đến những khái niệm liên quan cũng là cách học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm

 Để tạo nên ký ức mạnh mẽ cho một từ vựng mới bạn cần dùng đến cả 4 cấp độ xử lý.

– Kết cấu là cấp độ thấp nhất, cho phép bạn nhận diện cấu trúc của từ vựng mới.

– Cấp độ âm thanh khi kết nối với tai giúp bạn bật lời. Lúc này bạn sẽ bắt đầu học phát âm, nhận biết được chữ acsi nào thì tạo ra âm thanh nào. Học phát âm trước sẽ giúp bạn ghi nhớ từ tốt hơn.

– Cấp độ khái niệm: Chúng ta dễ dàng ghi nhớ từ ngữ khi kết nối chúng với trải nghiệm cụ thể, đa cảm giác. Nếu tôi đọc cho bạn nghe một “từ vựng” một cách đơn thuần thì chắc bạn sẽ không nhớ, nhưng nếu tôi đưa cho bạn một ly rượu có ngâm một con thằn lằn và nói đây là “từ vựng” thì đảm bảo bạn sẽ nhớ nó như in. Chỉ khi một cái tên được kết nối với một khái niệm cụ thể bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ nó.

– Cấp độ kết nối cá nhân: khi có kết nối cá nhân các bạn sẽ nhớ từ vựng lâu hơn đến hơn 50% 

Nguyên tắc 2: Tối đa hóa sự lười biếng

Tôi từng nghe, chưa ai chết vì làm việc chăm chỉ, nhưng tại sao phải mạo hiểm thử làm gì? – Ronald Reagan.

Học bằng cách “nhai đi nhai lại” 1 từ nào đó sẽ rất nhàm chán, và nó không có tác dụng với trí nhớ dài hạn.

Thay vào đó hãy chọn con đường lười biếng. Tức là học một khái niệm cho tới khi phản xạ tự nhiên bạn có thể thốt ra nó. Suy cho cùng, “lười biếng” chỉ là một cách nói khác của “hiệu quả”.

Nguyên tắc 3: Đừng xem lại – Hãy tập nhớ lại

Luyện tập tự nhớ lại và viết ra giấy là cách học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm

Luyện tập tự nhớ lại và viết ra giấy là cách học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm

“Ở trường, chúng ta được học về mọi thứ sau đó làm bài kiểm tra. Trong cuộc sống, chúng ta thường làm bài kiểm tra trước rồi mới học về mọi thứ” – Admon Israel.

Hãy thử điều này: Sau khi đọc qua danh sách các từ vựng mới một lần, bạn có thể:

– Thêm 5 phút để đọc đi đọc lại danh sách từ

– Lấy một tờ giấy trắng và tự kiểm tra bằng cách ghi ra xem mình nhớ được bao nhiêu

– Lấy ba tờ giấy trắng và tự kiểm tra ba lần liên tiếp.

Bạn có thể học tốt nếu làm thẻ học kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng, quy tắc phát âm, hay cấu trúc ngữ pháp. Khi kết hợp từ vựng với hình ảnh, âm thanh và kết nối cá nhân sẽ hình thành nên một hệ thống ghi nhớ mạnh mẽ.

Nguyên tắc 4: Khoan đã! Đừng vội cho tôi biết

Những gì khó nhớ, cũng sẽ khó quên – Arnold Schvarzenegger

Bài kiểm tra trí nhớ đạt hiệu quả cao nhất khi có tính thử thách. Bạn càng gần với việc quên hẳn một từ, nó sẽ càng khắc sâu hơn vào trong tâm trí cho đến khi bạn nhớ ra.

Nếu có thể kiểm tra trí nhớ của mình trước khi kịp quên, bạn sẽ tăng được gấp đôi hiệu quả của mối bài kiểm tra.

Nguyên tắc 5: Tái tạo lại ký ức

Sự khác biệt giữa ký ức giả và ký ức thật cũng giống như ở đá quý: Đồ giả thường trông thật nhất, lóng lánh nhất. – Salvador Dali.

Mỗi lần bạn nhớ thành công, bạn sống lại ký ức và tái tạo được trải nghiệm trong quá khứ, bổ sung vào ký ức cũ những mảnh nhỏ hiện tại, tạo thành một ký ức mới với nhiều liên kết hơn

Bạn sẽ tận dụng tối ưu thời gian lúc tập trung nhớ lại nếu có trải nghiệm ban đầu sâu sắc. Bạn có thể làm được điều này bằng cách kết nối âm thanh, hình ảnh và kết nối cá nhân vào mỗi từ mình học.

Khi đã thực sự lãng quên, hãy sử dụng phản hồi tức khắc để kéo lại ký ức.

Kết luận

Trên đây chúng ta vừa chia sẻ 5 cách học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm, giúp cho việc ghi nhớ từ vựng và cấu trúc tiếng Anh trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Các bạn có thể áp dụng ngay để nhận ra sự khác biệt trong quá trình học của mình.