Học tiếng Anh qua giáo trình là chưa đủ, trẻ em cần có những hoạt động ngoại khóa để có thể vận dụng kiến thức của mình giải quyết những tình huống thực tế. Việc xây dựng và tổ chức một chương trình học tiếng Anh thực tế như thế nào, các bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây.
1. Lựa chọn địa điểm
Khi các bé đã có kiến thức cơ bản về tiếng Anh và đã thực hành giao tiếp cùng các bạn trên lớp, chúng ta hãy mạnh dạn tổ chức cho các bé những hoạt động ngoại khóa. Qua việc vừa học vừa chơi, các bé sẽ cảm thấy tự tin hơn và thoải mái thể hiện khả năng tiếng Anh của bản thân mình.
Chương trình tiếng Anh cho trẻ em nói chung và chương trình tiếng Anh tiểu học nói riêng chủ yếu tập trung vào giảng dạy ở những tình huống thực tế sinh động. Chính vì thế, tiêu chí cho việc lựa chọn địa điểm để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cần dựa trên nội dung mà các bé đang học.
Nếu chỉ mới bắt đầu chào hỏi, chúng ta có thể dễ dàng chọn lựa nhiều địa điểm thực hành. Chú ý tìm đến những nơi có nhiều người nước ngoài như công viên, khu vui chơi giải trí. Khi học đến những bài học giao tiếp tại quàn kem, nhà sách, hãy cho các bé đến trực tiếp những nơi ấy để có thể dễ dàng thực hành. Cần lưu ý đến số lượng các bạn học sinh trong một buổi ngoại khóa. Lý tưởng nhất là một giáo viên sẽ chịu trách nhiệm quan sát và hỗ trợ cho từ 03 đến 05 em. Số lượng quá đông không những ảnh hưởng đến việc học của trẻ mà còn ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn những địa điểm tổ chức.
Bên cạnh nhà trường, ba mẹ cũng có thể tự tổ chức những chương trình ngoại khóa cho con. Bên cạnh việc học, con bạn sẽ có được thời gian vui vẻ bên gia đình. Việc lựa chọn địa điểm để con thực hành cũng hết sức đơn giản. Ba mẹ có thể cho con đến những công viên hoặc trung tâm thương mại. Nhưng tốt nhất, hãy để con được đi du lịch cùng bạn.
Hiện nay, những khu du lịch trong nước cũng thu hút rất đông khách du lịch nước ngoài. Đây là địa điểm lý tưởng để con bạn có thể thực hành giao tiếp tiếng Anh. Hãy khuyến khích con bạn bắt chuyện làm quen với những người bạn nước ngoài đồng trang lứa. Biết đâu con bạn vừa có thể cải thiện khả năng tiếng Anh, vừa có thể có thêm những người bạn mới. Hành trình khám phá tiếng Anh của con cùng những người bạn sẽ trở nên vô cùng thú vị và đáng nhớ.
>>> Tham khảo thêm: Ngữ pháp tiếng Anh lớp 5 cho bé
2. Thiết kế chương trình
Một chương trình ngoại khóa phù hợp cho thiếu nhi phải đáp ứng được 04 tiêu chí sau đây:
- Phù hợp lứa tuổi;
- Phụ hợp bài học;
- Phù hợp kinh phí;
- Đảm bảo an toàn.
Đối với các bé còn nhỏ, hãy cho trẻ tham quan khám phá những nơi thú vị, chẳng hạn như: sở thú, công viên, khu vui chơi thiếu nhi,… Những trẻ lớn hơn có thể sẽ hững thú với những chương trình tham quan bảo tàng hay dã ngoại theo kiểu hòa mình với thiên nhiên. Đến thăm những làng nghề hoặc công xưởng cũng rất phù hợp với trẻ ở độ tuổi này.
Sẽ hiệu quả hơn nếu cho trẻ học song song giữa lý thuyết và thực hành. Trong chương trình học tiếng Anh cho trẻ em, mỗi bài học đã được thiết kế theo những chủ đề nhất định. Dựa vào những chủ đề đã dạy trẻ trên lớp, chúng ta có thể thiết kế những chương trình ngoại khóa cho trẻ. Nếu không thể tổ chức ngoại khóa, giáo viên hãy tổ chức ngay tại lớp. Đưa ra tình huống ngoại khóa để trẻ có thể tưởng tượng và thực hành. Nhưng tốt nhất là hãy để học sinh của bạn tự ra ngoài và khám phá thế giới.
Việc tổ chức các chương trình ngoại khóa nên được tổ chức phù hợp với kinh phí của nhà trường và phụ huynh. Cần thông qua chi phí dự trù và những khoản có thể phát sinh để đảm bảo rằng mọi người đều hài lòng với kế hoạch của chúng ta.
Đảm bảo an toàn cho trẻ trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa là ưu tiên hàng đầu trong thiết kế chương trình. Vì còn quá nhỏ để có thể tự bảo vệ bản thân, các bạn nhỏ cần được sự hỗ trợ và chăm sóc từ các giáo viên . Một nhóm trẻ quá đông tham gia ngoại khóa cần một số lượng giáo viên phù hợp để quản lý và hướng dẫn. Hãy chỉ cho trẻ biết một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân và bạn bè trước khi tham gia ngoại khóa.
3. Một số vấn đề có thể phát sinh
Dù có chuẩn bị kỹ đến đâu đi nữa bạn cũng không tránh khỏi những sự cố phát sinh. Một trong số đó có thể đến từ sức khỏe hay sự an toàn của trẻ. Một lời khuyên bổ ích để giải quyết vấn đề này là bạn phải luôn đảm bảo nhận được sự giúp đỡ của những người có thẩm quyền. Muốn được vậy, hãy ghi chép cẩn thận số điện thoại của các bệnh viện, công an hay dân quân khu vực. Khi có sự cố đáng tiếc cho trẻ, bạn cũng sẽ dễ dàng ứng phó được.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải rèn luyện cho mình khả năng lãnh đạo cũng như tạo không khi vui vẻ để trẻ có thể tập trung và lắng nghe sự hướng dẫn của bạn một cách tốt nhất. Đa số những buổi dã ngoại thường trở nên rất lộn xộn vì trẻ không chịu nghe lời người hướng dẫn.
Hãy biến chương trình học tiếng Anh cho trẻ em trở nên gần gũi và vui tươi hơn thông qua các hoạt động ngoại khóa hấp dẫn và bổ ích.
>>>>> Xem thêm Khóa học tiếng Anh dành cho thiếu nhi.