Bài viết này sẽ nối tiếp 3 quan niệm sai lầm trong bài viết trước, bằng cách liệt kê thêm về 4 nhận định sai lầm khác cũng là nguyên nhân khiến việc học ngoại ngữ không thể đạt được tiến bộ như mong muốn.
1. Xem tiếng Anh như một thứ xa xỉ, cao cấp
Bạn có bao giờ coi tiếng Anh như một kỹ năng sống còn như bơi lội? Hay bạn cho rằng nó chỉ là một môn học phụ hay một tấm vé thông hành giúp bạn tìm được việc dễ dàng hơn?
Chúng ta luôn coi tiếng Anh như một môn học “sang chảnh” trong khi tiếng Anh cần phải được coi như một kỹ năng sống còn trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra âm thầm và ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Nếu chúng ta bàng quan và mặc kệ vấn đề này, không quan tâm đến việc dành thời gian cho tiếng Anh thì tương lai chúng ta sẽ là một dấu hỏi rất lớn.
2. Tâm lý sợ sai vì cái tôi quá lớn
Tâm lý sợ sai là một rào cản tâm lý phổ biến và rất lớn. Nếu mắc lỗi chúng ta sẽ thấy mình ngớ ngẩn, bị người khác đàm tiếu, coi khin. Đây là một tư tưởng rất cổ hủ nhưng lại khá rộng trong xã hội.
Trong quá trình học Anh văn, chúng ta phải chấp nhận sự thất bại, sai sót ban đầu để kiên trì phấn đấu và gầy dựng sự tự tin với nó. Ngôn ngữ là một môn học cần sự tìm tòi, sáng tạo, khám phá và trải nghiệm. Đó là quá trình “thử nghiệm – thất bại – thành công”. Tuy vậy, chúng ta đã quá quen thuộc với những đáp án, barem chấm điểm nên hầu như không có chỗ cho sự sáng tạo. Nếu mắc lỗi sai sẽ bị trừ điểm ngay. Nhưng ta cần hiểu rằng làm chủ được các kỹ năng tiếng Anh để tồn tai và phát triển chứ không phải chỉ để đối phó với điểm số.
3. Tâm lý sính ngoại khi chọn giáo viên
Người Việt thường mang tâm lý thích chọn thầy “Tây” hơn là thầy “Ta”. Thực chất, mỗi giáo viên sẽ có trình độ, khả năng truyền đạt và đam mê dạy tiếng Anh của họ và mỗi thầy đều có thế mạnh cũng như hạn chế riêng. Có thể giáo viên bản xứ mạnh về nghe, nói nhưng giáo vên Việt Nam lại mạnh về ngữ pháp, viết câu, đọc hiểu. Tốt nhất bạn phải hiểu mục đích học tiếng Anh của mình là gì?
Quan trọng hơn hết, người thầy lớn nhất, quan trọng nhất chính là bạn. Bạn phải có khả năng tự học, phải tạo cho mình những tình huống sử dụng tiếng Anh trong cuộc sóng hàng ngày. Chỉ có như thế bạn mới phát huy cao nhất những gì đã học.
4. Văn hóa đọc sách còn kém
Kiến thức chung về xã hội của người Việt còn hạn chế do chúng ta chưa xây dựng được văn hóa đọc trong gia đình. Trong khi đó, muốn phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh tốt, chúng ta cần sự hiểu biết rộng về các vấn đề trong cuộc sống.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn sách trên Internet, Youtube. Ngoài ra, những công cụ như điện thoại thông minh, máy MP3 cũng có thể giúp người học tiếng Anh “đắm mình” trong ngôn ngữ này ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào.
Điều quan trọng là người học phải có chiến lược học tiếng Anh hiệu quả và một thái độ học tập nghiêm túc, kiên trì.
Những người thành công trong thế giới ngày cảng phẳng như hiện nay là những người liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức kỹ năng thông qua tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Những người có tư tưởng bằng lòng với thực tại, không chú trọng việc học tiếng Anh sẽ nhanh chóng rơi vào vòng xoáy toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ.
Bạn có thể tham khảo thêm tại đây về những cách học tiếng Anh hiệu quả.