Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ là một thiên tài trong 1 lĩnh vực nào đó, nhưng để khai thác những tài năng của con. Ba mẹ phải biết cách và có phương pháp cụ thể, tránh tình trạng áp đặt con theo ý của mình. Dưới đây là những thông tin dành cho ba mẹ trong vấn đề giáo dục con cái.
Hãy cùng lắng nghe các trường mầm non gửi gấm điều gì đến các bậc phụ huynh nhé!
1. Tạo môi trường để trẻ phát huy tối đa
Năng lực của trẻ được quyết định bởi môi trường và giáo dục hơn là di truyền. Những mầm non này có phát triển thành những cây tốt, nở ra những bông hoa đẹp hay không phụ thuộc chính vào cách giáo dục và môi trường sống mà bạn tạo nên cho trẻ. Thực tế, về giáo dục trẻ thơ, mà đầu tiên sẽ là những minh chứng tại sao môi trường và cách giáo dục lại quan trọng hơn di truyền. Chúng ta đã từng nghe nói về Kibbutz, một mô hình kinh tế nông thôn độc đáo và kì lạ của Israel. Tại đây, Bloom, một học giả của Đại học Chicago đã điều tra và so sánh chỉ số thông minh của những đứa trẻ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Kibbutz với những đứa trẻ gốc Phi di cư sang Israel.
Kết quả là có một sự khác biệt lớn, trong khi chỉ số thông minh trung bình của những đứa trẻ Do Thái là 115, thì của những đứa trẻ gốc Phi là 85. Bloom đã giải thích rằng căn nguyên của sự chênh lệch này là do sự khác nhau về chủng người và huyết thống. Nghĩa là năng lực của trẻ được quyết định từ khi ra đời không phụ thuộc vào môi trường sống hay giáo dục. Mặt khác, một học giả khác tên là Ford đã tiến hành các thí nghiệm trong một thời gian dài. Ông đã chọn ra những đứa trẻ sơ sinh con của các cặp vợ chồng người châu Phi để cho vào học cùng một nhà trẻ với những đứa trẻ người Do Thái. Những đứa trẻ này khi lên 4 tuổi, chỉ số thông minh của chúng là 115, bằng với những đứa trẻ Do Thái.
Bằng điều này, Ford đã chứng minh rằng, năng lực của trẻ không hề phụ thuộc vào chủng tộc người. Hay nói cách khác, tài năng của con người không phải là bẩm sinh, cũng không khác nhau với mọi chủng tộc hay huyết thống, mà nó được quyết định bởi môi trường và cách giáo dục đứa trẻ sau khi ra đời. Tại Nhật Bản, người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm để xem sự khác nhau giữa hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng nhưng được nuôi dạy ở hai môi trường hoàn toàn khác biệt. Kết quả cho thấy rằng hai đứa trẻ lẽ đương nhiên thừa hưởng những đặc tính di truyền giống nhau từ cha mẹ, nhưng được nuôi dưỡng bởi những người khác nhau, ở hai môi trường khác nhau, sẽ mang những tính cách hoàn toàn khác nhau khi trưởng thành, không chỉ vậy năng lực và tài năng cũng khác nhau.
2. Cách nuôi dạy trẻ mầm non
Vấn đề này nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng và đưa ra được những thành tựu vô cùng to lớn. Thêm vào đó, cũng có không ít những bậc cha mẹ không hài lòng với chương trình giáo dục của nhà trường nên đã thử nghiệm những phương pháp mới trực tiếp với con cái mình. Ngoài ra, với những thí nghiệm không thể áp dụng trực tiếp lên trẻ thơ, người ta đã tiến hành đối với khỉ và chó và phát hiện ra những sự thật bất ngờ.
Không hẳn con của giáo sư thì cũng là giáo sư. Không ít bà mẹ đã từng thốt lên rằng: “Thằng con tôi nó giống bố nó, chẳng có chút gì gọi là năng khiếu về hội họa hay âm nhạc cả”, hay là: “Chồng tôi là nhà văn, con tôi viết văn hay vì nó được thừa hưởng tài năng từ bố nó”. Phải thừa nhận rằng, có nhiều trường hợp con của nhạc sĩ lại trở thành nhạc sĩ, con của học giả sẽ trở thành học giả, và trong thành ngữ Nhật cũng có câu “Con của cóc thì lại là cóc”, “Dưa chuột thì không thể đẻ ra cà tím”. Tuy nhiên, ở đây không hề tồn tại thứ gọi là “giống bố”, hay “tài năng di truyền từ bố”, đơn giản chỉ bởi đứa trẻ đó được sinh ra và lớn lên trong môi trường như thế nào mà thôi. Môi trường sống mà cha mẹ tạo nên chính là môi trường nuôi dạy con cái lớn khôn, tài năng của trẻ được vun đắp từng ngày ờ môi trường đó, trẻ có những sở thích và niềm say mê bởi trẻ được tiếp xúc với chúng hàng ngày. Giả sử đúng là tài năng của trẻ được tạo nên do huyết thống, di truyền thì thế giới này sẽ giống như chế độ phân chia đẳng câp xã hội ngày xưa, cha truyền con nối, con tiếp quản công việc của cha.
Tuy nhiên, xã hội ngày nay tiến bộ hơn rât nhiều, không hiếm những trường hợp con của nhà khoa học lại trở thành nghệ sĩ violin, hay con của bác sĩ trở thành nhà văn. Nhạc sĩ violin nổi tiếng Koji Toyoda, người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Berlin, hay nhạc sĩ Kenji Kobayashi đều là những người xuất thân trong gia đình không liên quan đến nghệ thuật. Chính môi trường nghệ thuật từ khi mới lọt lòng đã tạo nên những người vĩ đại này. Hãy thử để ý những người xung quanh, chúng ta sẽ nhận thấy rằng không phải con của những cha mẹ tài giỏi đều sẽ trở nên tài giỏi. Người ta mỉa mai gọi những đứa trẻ này là “Đứa con bất tài”, hay “Không được thừa hưởng gene trội từ cha mẹ”. Tuy nhiên, lôi không phải do chúng mà chính môi trường giáo dục đã tạo ra những đứa trẻ “bât tài”.
Ngược lại, cũng không hiếm những trường hợp con của một người cha lười biếng, tối ngày rượu chè lại trở thành những kĩ sư xuất sắc hay những nghệ sĩ tài ba. Nói một cách thậm xưng là “Diều hâu đã sinh ra đại bàng”, tài năng của những con người này đương nhiên không phải thiên phú hay di truyền, mà tài năng của họ được phát triển nhờ chính môi trường nuôi dạy tốt. Nói một cách chính xác hơn, diều hâu không sinh ra bàng mà diều hâu đã tạo ra môi trường sống tốt để nuôi dưỡng nên đại bàng. Con người khi sinh ra đều có tính cách và khả năng như nhau, giống như đứa trẻ mới lọt lòng, đứa nào cũng như đứa nào, đỏ hỏn, da mặt đầy nếp nhăn.
Môi trường giáo dục sẽ tạo nên những đứa trẻ có tính cách và trí tuệ riêng biệt. Nghề nghiệp, trí tuệ của cha mẹ không liên quan trực tiếp đến tính cách và trí tuệ của trẻ. Con của một bác sĩ trở thành bác sĩ chẳng qua từ nhỏ anh ta lớn lên trong môi trường thuốc men, áo blouse trắng hay tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân mà thôi. Đứa trẻ sơ sinh lớn lên trong bầy thú sẽ trở thành thú Chó sinh ra chó, sói sinh ra sói, và con người sinh ra con người, đây là điều đương nhiên không thể chối cãi.
Tuy nhiên xin đưa ra một ví dụ để chứng tỏ rằng thực tế hoàn cảnh môi trường có thể biến những điều tưởng chừng đương nhiên kia thành hoài nghi, đó là câu chuyện về hai cô gái người sói tên là Amala và Kamala. Tháng 10 năm 1920 tại một làng nhỏ phía tây Calcutta, Ấn Độ, dấy lên tin đồn xuất hiện hai động vật mang dáng dấp giống con người sống trong một hang động của sói. Chuyện này đến tai vợ chồng một mục sư tên là Singh đến để giảng đạo ở vùng này, vợ chồng mục sư quyết định tìm kiếm và bắt được hai động vật lạ này từ trong hang. Khi đó, họ mới ngã ngửa ngửa ra hai động vật lạ này chính là hai bé gái, đứa lớn 8 tuổi, đứa bé ước chừng 1,5 tuổi. Họ đặt tên hai bé gái này là Amala và Kamala, rồi gửi vào cô nhi viện Midnapore để nuôi dưỡng như những đứa trẻ khác.
Bằng tình yêu thương vô hạn và sự nhẫn nại của mình, vợ chồng mục sư đã cố gắng để hai bé gái này tìm lại được những bản chất, năng lực của con người. Tuy nhiên, do từ lúc lọt lòng được nuôi dạy bởi loài sói, nên hai bé này ban đầu không thể sửa được những hành động bản năng của một con sói. Lũ trẻ đi lại bằng bốn chân trong phòng, chồm lên khi thấy người đưa tay lại gần. Ban ngày hai bé gái chỉ thu mình trong bóng tối, lởn vởn đi lại rồi lại nằm thu mình vào góc tường, đêm tối hú lên những tiếng ghê rợn. Thức ăn của hai bé gái chủ yếu là thịt ôi thiu hay những con gà sống. Cuối cùng, bằng những nô lực không mệt mỏi của vợ chồng mục sư, cô em Amala đã bắt đầu nói được những âm đơn giản sau hai tháng.
Tiếc thay, một năm sau đó, cô bé qua đời. Cô chị Kamala sau ba năm luyện tập cuối cùng cũng đi được bằng hai chân. Tuy vậy, với những động tác phản xạ mang tính bản năng thì cô bé vẫn sử dụng bốn chân một cách vô thức. Sau chín năm trở lại với thế giới của con người, trước khi qua đời ở tuổi mười bảy, tất cả những gì cô bé làm được là có trí tuệ của một đứa trẻ 3,5 tuổi, nói được vẻn vẹn 45 từ mà thôi. Một bi kịch tương tự như câu chuyện trên cũng được người ta nhắc đến là câu chuyện xảy ra ở nước Cộng hòa Mozambique.
Trên đây là những ví dụ để chỉ ra rằng, tài năng của trẻ là hoàn toàn có thể nuôi dưỡng chứ không phải chỉ nhờ vào di truyền từ ba mẹ. Cũng đừng nghĩ rằng con cái nhất định phải theo nghề nghiệp của ba mẹ và mặc định sự thông minh của con sẽ như ba mẹ. Dù thông minh có yếu tố di truyển nhưng mỗi người là một bản thể khác nhau, hãy để trẻ tự do phát triển theo những gì con muốn. Nếu ba mẹ ép buộc con đi theo con đường đã vạch sẵn thì cho dù có tốt đẹp như thế nào đi nữa thì chỉ là con đang sống thay cuộc đời của các bậc phụ huynh chứ không phải là cuộc đời của con mong muốn. Ba mẹ nên cân nhắc điều này
Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ mầm non. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm ngay tại đây nhé!