Cha mẹ không thể mãi ở bên cạnh để bảo vệ con cả đời. Do đó để đứa trẻ bước ra cuộc sống tự tin cần phải trang bị những kỹ năng nào? Đâu là những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết nhất? Bài viết dưới đây xin chia sẻ với các bậc phụ huynh một số thông tin để tham khảo.

Kỹ năng sống học sinh tiểu học

Kỹ năng sống là gì?

Theo tổ chức WHO kỹ năng sống được định nghĩa là khả năng đưa ra những hành vi ứng xử tích cực giúp bản thân thích nghi với môi trường sống hằng ngày. Dựa theo định nghĩa có thể hiểu kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là tập hợp những kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thích nghi trong cuộc sống và học tập. Ví dụ cách cư xử lễ phép với người lớn, cư xử đúng với bạn bè, các kỹ năng chăm sóc bản thân,…

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều cần thiết và cần được phụ huynh và nhà trường quan tâm đặc biệt. Không chỉ riêng học sinh tiểu học mà trẻ ở độ tuổi nào cũng cần trau dồi kỹ năng cần thiết cho bản thân để tạo thói quen lành mạnh, sống tích cực, tự tin đối mặt với thử thách trong mọi tình huống.

Dạy những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học

>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống tiểu học cho trẻ

Các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học 

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Tự phục vụ bản thân là điều cơ bản của con người khi bắt đầu tự lập. Chính vì thế bắt đầu từ những công việc cơ bản như mặc quần áo, vệ sinh, tự ăn cơm,… cần được hướng dẫn cho trẻ từ sớm và chỉ hỗ trợ khi chúng gặp khó khăn. Tất nhiên, trước khi trẻ tự mình làm được, cha mẹ cần kiên nhẫn từng bước một và không mất bình tĩnh với trẻ.

Dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân như tự đánh răng

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Theo các chuyên gia nghiên cưu chỉ số EQ càng cao tỷ lệ thành công trong công việc và cuộc sống càng cao. Do đó, yếu tố cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho trẻ phát triển. Tuy nhiên, trẻ còn nhỏ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh . Do đó, việc dạy trẻ quản lý tâm trạng là điều cần được ưu tiên. Dạy con phân biệt cảm xúc vui, buồn, tức giận,… và cách kiềm chế xuống bằng cách hít thở sâu hay nghĩ sang chuyện khác là điều mà bậc phụ huynh cần giáo dục cho con.

Kỹ năng giao tiếp

Trẻ nhỏ cần được rèn luyện nhiều kỹ năng về giao tiếp như giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt hay ngôn ngữ cơ thể tùy vào hoàn cảnh và tình huống sao cho phù hợp. Nên bắt đầu dạy trẻ trong những 5 năm đầu đời vì đây là thời điểm trẻ tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu nhất.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm vẫn luôn là yếu tố quan trọng trong việc dạy trẻ phát triển. Vì trong cuộc sống không tránh khỏi việc hợp tác, làm việc chung trong học tập, làm việc,… Làm việc nhóm sẽ dạy cho trẻ thêm những kỹ năng khác như hợp tác, chia sẻ để giúp nhóm đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, trẻ sẽ học được tinh thần trách nhiệm và cách xây dựng, duy trì mối quan hệ trong cuộc sống sau này.

Những nguyên tắc trong khi nuôi dạy trẻ

Cho con tự lập

Không cha mẹ nào không yêu thương con cái, tuy nhiên quá cưng chiều và làm tất cả mọi việc cho con sẽ khiến trẻ chỉ biết ỷ lại vào ba mẹ. Lâu dần hình thành thói quen độc đoán, ích kỷ. Nên để cho trẻ tự giải quyết vấn đề của mình trước khi can thiệp, để con có suy nghĩ và định hướng giải quyết của riêng mình. Đây chính là cách giúp con độc lập trong suy nghĩ và có trách nhiệm cho hành động của mình.

Dạy con theo đúng độ tuổi

Ở từng độ tuổi khác nhau trẻ chịu có tư duy và sự phát triển khác nhau. Chính vì vậy, nên để con được phát triển tự nhiên nhưng trong sự quan sát của cha mẹ. Điều này giúp chúng trải nghiệm cuộc sống thực tế nhất.

Tránh kỷ luật hà khắc

Không sử dụng bạo lực hay lớn tiếng la mắng con trẻ là những điều kiện tiên quyết trong khi giáo dục con. Vì điều này chỉ khiến chúng nóng nảy hơn và có hành động tương tự đối với mọi người xung quanh. Ngoài ra, cha mẹ cần tôn trọng ý kiến, quan điểm của con thay vì phớt lờ hay chối bỏ. Thể hiện thái độ tôn trọng và lắng nghe giúp trẻ tin tưởng vào bản thân hơn và cũng là cách chúng học được cách tôn trọng người khác.

Không đưa ra các kỷ luật hà khắc với con

Làm tấm gương cho con

Con trẻ chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, do đó người lớn cần có hành động, thái độ đúng đắn để không ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi của trẻ. Thậm chí khi trẻ lớn lên với thai độ không đúng thì việc dạy dỗ càng khó khăn hơn.

Kết,

Dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là điều không dễ dàng với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hy vọng, những thông tin trên hữu ích cho các bậc làm cha mẹ trong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ tiểu học.