Mầm non là giai đoạn trẻ vừa chập chững làm quen với môi trường lớp học, thầy cô, bạn bè. Ở các trường mầm non, các con chủ yếu chơi là chính. Nhưng khi chuẩn bị lên lớp 1, trẻ nhận thức được nhiều hơn, nội quy cũng dần nề nếp hơn.
Để trẻ thích nghi nhanh chóng với những điều này, VAS nhắn nhủ ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý và thay đổi một số lối suy nghĩ sai lầm, rập khuông như sau:
1. Ba mẹ đừng trở thành giám sát viên
Khi trẻ chuyển từ mầm non lên lớp 1, nhiều phụ huynh mang tâm lý sợ trẻ không thể học tốt vì sự thay đổi này, nên lúc nào cũng kèm con học mỗi khi trẻ ở trường về. Thời gian bố mẹ kèm con học càng dài, vai diễn mà họ đóng càng giống giám sát viên. Và trẻ sẽ không bao giờ thích một giám sát viên, cùng lắm bề ngoài chúng tỏ ra phục tùng, nhưng trong lòng lại tuyệt đối không chịu nghe lời anh ta. Chính vì thế, kèm con làm bài tập, không thể bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, mà là phá vớ một thối quen tốt.
Một người, trước hết phải là con người tự do, mói có thể trở thành một con người tự giác. Kèm con học bài, hiện giờ đã trở thành “bài tập” của rất nhiều bậc phụ huynh. Sau khi con trẻ vào cấp một, lối sống của cả gia đình đều sẽ bị thay đổi. Cuộc sống của trẻ bắt đầu có một cái gọi là “bài tập”, dường như nó là quân cờ domino đầu tiên, có thể tạo ra hàng loạt sự thay đổi sau đó – bài tập liên quan đến thành tích học tập của con, thành tích học tập liên quan đến việc chọn trường chọn lóp sau này, chọn trường chọn lóp lại quyết định đến tiền đồ sự nghiệp…
Mỗi bậc phụ huynh có tinh thần trách nhiệm với con, làm sao có thể không quan tâm đến chuyện này được. Và thếlà có rất nhiều phụ huynh đã phải bỏ một số công việc của mình, ngày ngày kèm con làm bài tập, họ mong muốn lấy cái đó để bồi dưỡng cho con thói quen tốt ham học, làm bài tập nghiêm túc. Cách kèm con học bài của bố mẹ có phần khác nhau, có người bê một chiếc ghế con ngồi bên cạnh khi con làm bài tập, một cách “kèm” rất hình tượng; có người thì liên tục đến bên bàn ngó nghiêng, trước hết là tìm hiểu xem con phải làm gì, sau đó được một lúc lại đến theo dõi xem con làm như thế nào, cuối cùng còn kiểm tra cẩn thận; dù là cách kèm nào, đều là sự tham dự từ đầu đến cuối của bố mẹ trong việc học của con, quan tâm từ đầu đến cuối.
2. Cách giúp trẻ tự giác
Dưới đây là một câu chuyện để chứng minh trẻ con thực sự không cần phải có sự kèm cặp sát sao của ba mẹ.
Khi Viên Viên mới vào lớp một, nhà trường tổ chức buổi họp phụ huynh dành cho những phụ huynh mói có con vào lớp một, đưa ra yêu cầu phụ huynh cần thường xuyên kèm con làm bài tập. Nhưng ba mẹ không làm như vậy. Chỉ trong mấy ngày đầu, khi con trẻ còn đang khá lạ lẫm vói cuộc sống ở trường và chuyện làm bài tập, ngồi bên cạnh con để nhắc nhở và hướng dẫn một số điều cần thiết, giúp con nhanh chóng nắm được một số kỹ năng và cách làm cơ bản.
Thời gian này chỉ kéo dài khoảng một tuần, sau đó không quản con nữa – vừa không kèm con làm bài tập, cũng không kiểm tra sát sao bài tập con làm, cùng lắm chỉ nhắc một câu: Đến giờ học bài rồi đó con. Đây không phải là bố mẹ không quản, mà là để cho con hình thành nên thói quen làm bài tập tốt.
Thời gian đầu mới đi học, Viên Viên cảm thấy rất mói lạ trước việc làm bài tập, việc đầu tiên cô bé làm sau khi về nhà là làm bài tập, vẻ hào hứng đó giống như việc vừa được mua con búp bê đầu tiên trong đời. Thời gian trôi dần, cô bé đã không còn cảm thấy mới mẻ nữa, về đến nhà đầu tiên là ăn cái gì đó, đùa nghịch, xem ti vi, lê mề không chịu đi làm bài tập. Khi phát hiện ra đã mấy ngày rồi, chỉ khi có lời nhắc nhở của ba mẹ, Viên Viên mời chịu đi làm bài tập, ba mẹ liền quyết định từ nay trở đi ngay cả lời nhắc này cũng sẽ không nói nữa. Ba mẹ cô bé ngầm hiểu vói nhau rằng, ba mẹ giả vờ hoàn toàn quên chuyện làm bài tập, chỉ bận rộn vói công việc của mình, hàng ngày để mặc cô bé choi chán rồi mói đi làm bài tập.
Chẳng mấy chốc, Viên Viên đã làm mọi chuyện rối bung cả lên. Một hôm sau khi về nhà, Viên Viên không đả động gì đến chuyện làm bài tập. Đầu tiên là xem phim hoạt hình, ăn com xong lại chơi đồ chơi một lúc, rồi lại đọc sách, xem ti vi một lúc. Đến khi đánh răng rửa mặt xong, lên giường nằm chuẩn bị ngủ, mói sực nhớ ra hôm nay quên làm bài tập rồi, quýnh lên bật khóc. Thực ra ba mẹ cô bé đã sốt ruột từ lâu, nhưng vẫn giả vờ không để ý đến chuyện làm bài tập của con. Lúc này ba mẹ mới tỏ ra sốt ruột như cô bé, nói: Thật à, hôm nay con chưa làm bài tập à?
Khi nói ra câu này, ba mẹ chỉ tỏ ra hơi ngạc nhiên, không hề tỏ ý trách móc – lúc này tuyệt đối không được trách móc, con khóc, chứng tỏ con biết mình đã sai. Nếu bố mẹ nói vói giọng tỏ ý trách móc và phê bình rằng, “Sao con lại quên làm bài tập, giờ thì cuống lên rồi chứ!”. Con trẻ sẽ nghe được ra ý “con thật là tệ”, “đáng đòi” ẩn trong câu nói của bạn, và quên đi sự tự trách, bắt đầu chống lại lời phê bình của phụ huynh.
Ba mẹ thơm lên má cô bé, nói vói giọng nhẹ nhàng rằng, con gái đừng khóc nữa, ai cũng có lúc quên làm một việc gì đó. Giờ thì chúng ta phải nghĩ xem nên làm thế nào. Nghe ba mẹ nói như vậy, Viên Viên liền không khóc nữa. Bố mẹ hiểu đưực con như vậy, có lẽ đã đem lại được niềm an ủi lớn cho con, chính vì thế cô bé đã bình tĩnh hon rất nhiều. Bố Viên Viên đã sốt ruột từ lâu, lúc này buột miệng nói, thế thì ngủ muộn đi một lúc, tranh thủ làm ngay đi. Lúc đó Viên Viên đã buồn ngủ rồi, nghe thấy bố nói như vậy, cô bé có vẻ không chịu, nét mặt tỏ ra rầu rĩ.
Phụ huynh trong lúc sốt ruột thường hay quyết định thay con trẻ, đây là điều sai lầm. Bản tính của con người là muốn làm theo những suy nghĩ của mình, bài xích mệnh lệnh của người khác. Chính vì thế trong quá trình dạy dỗ trẻ, để giúp trẻ hình thành nên ý thức tự giác, cũng là để chúng thực hiện sự quyết định của mình một cách tốt hơn, bố mẹ nên cố gắng để trẻ tự mình suy nghĩ và lựa chọn. Cho dù cùng là một sự quyết định, nếu nó không phải là mệnh lệnh từ phía bố mẹ, mà là ý nguyện của chính con trẻ, trẻ sẽ sẵn lòng thực hiện hơn.
Mẹ vội nói với Viên Viên, con muốn hôm nay làm thì hôm nay đi ngủ muộn một chút để làm; nếu muốn sáng mai làm thì mẹ sẽ gọi con trước một tiếng đồng hồ; nếu sáng mai vẫn không muốn làm thì ngày mai đi học gặp cô giáo và nói rằng hôm nay con quên làm bài tập, lần này sẽ không làm nữa.
Lúc đó Viên Viên phải đối mặt với mấy sự lựa chọn này. Cô bé nghĩ một lát, biết sự lựa chọn cuối cùng không thích họp, liền lập tức phủ định. Dám khẳng định rằng, trẻ mới đi học, nếu trước đây trẻ chưa bao giờ gặp những rắc rối trong chuyện làm bài tập ở trường mầm non, nếu lòng tự trọng của trẻ chưa từng bị tổn thưong, thì trẻ sẽ không đồng ý chuyện không làm bài tập. Trong đầu mỗi đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học đều có ý thức phải có trách nhiệm vói bài tập; rồi còn lòng tự trọng và sợ bị cô giáo phê bình, những điều này sẽ khiến trẻ không tùy tiện bỏ làm bài tập.
Lúc đó mặc dù Viên Viên rất muốn đi ngủ, nhưng có lẽ cô bé cảm thấy chưa làm xong bài tập trong lòng sẽ không yên tâm, không thoải mái, liền nói, bây giờ con sẽ làm. Ba mẹ bảo, thế thì bây giờ con làm đi. Cô bé liền miễn cưỡng xuống giường, lấy sách vở ra khỏi cặp, nói không muốn làm bài tập trong phòng, muốn ra phòng khách làm, có lẽ là do cảm thấy ngồi trong phòng làm bài dễ gây buồn ngủ. Ba mẹ cũng không nói gì thêm, chỉ tìm một chiếc ghế con cho con, để cô bé viết trên tràng kỷ, ba mẹ ai nấy tự lo việc của mình. Một lát sau ba mẹ cũng thấy buồn ngủ. Cô bé mới làm xong bài tập ngữ văn và tiếng Anh, bài tập toán chưa làm.
Bình thường Viên Viên ngủ rất sớm, đều là ba mẹ đưa bé vào phòng. Lúc này, Viên Viên ngẩng đầu lên, nói bằng giọng ghen tị, tại sao người lớn lại không có bài tập, chỉ có trẻ con mói phải làm bài tập! Ba mẹ liền bật cười. Thực ra bản thân con trẻ cũng hiểu tại sao phải làm bài tập, thế nên không cần thiết phải giảng giải cho chúng nghe. Ba mẹ lại thơm lên má Viên Viên, vui vẻ chúc cô bé ngủ ngon như mọi khi rồi quay về phòng mình, để lại một mình cô bé ở lại phòng khách làm bài tập.Viên Viên lại viết thêm khoảng mười mấy phút nữa, tự mình thu gọn sách vở rồi đi ngủ. Sáng hôm sau không nhắc gì đến chuyện này nữa, coi như chưa có chuyện gì xảy ra.
Thực tế, quá trình trưởng thành của trẻ phải trải qua những “chuyện nhỏ” này, thậm chí chúng còn quan trọng hon cả việc làm bài tập. Chính vì thế, chỉ cần khuyến khích con trẻ sửa sai là đưực, không nên trách móc, cũng không nên thường xuyên nhắc lại, không nên để trẻ cảm thấy ăn năn và có tội, nếu không nó sẽ có thể cố định và trở thành một khuyết điểm khó sửa ở trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác theo đường link này nhé: https://www.vas.edu.vn/post/gieo-mam-dung-cach-va-cau-chuyen-chon-truong-mam-non-song-ngu