Trẻ mầm non là giai đoạn trẻ cần được học hỏi về thế gới xung quanh nhiều hơn cũng như học những kỹ năng mềm cho cuộc sống của con. Dưới đây là những điều cần thiết mà ba mẹ nên hướng dẫn cho bé, hay giúp bé phát triển.
Qua quá trình nuôi dạy trẻ, các trường mầm non đã tích góp những điều dưới đây để chia sẻ cho các bậc phụ huynh cùng tham khảo.
1. Dạy trẻ bơi lội
Cho trẻ tuổi chập chững học bơi là rất tốt, không chỉ giúp trẻ làm quen với nước mà còn tạo điều kiện vui chơi và thể dục cho cả gia đình.
Một nghiên cứu vào năm 1993 đã quan sát phản ứng của 42 đứa trẻ khi được đặt vào nước. Trong bốn tháng đầu tiên, họ ghi lại kiểu bơi phản xạ của trẻ, hai tay và hai chân khua nhịp nhàng trong nước, giống như kiểu bơi tự do. Đến 4 tháng tuổi thì phản xạ này biến mất, và trẻ quậy loạn xạ khi được thả vào nước. Trẻ thích thú làm tung tóe nước khắp nơi nhưng không biết cách dùng tay và chân. Vào năm thứ hai thì trẻ bắt đầu có những cố gắng di chuyển đúng cách trong nước. Từ đó trở đi thì chỉ còn là vấn đề thời gian, thực hành và sự phát triển của não đến khi trẻ thật sự bơi được.
Nếu muốn trẻ học bơi thì nên bắt đầu sớm. Trẻ sẽ một tay ôm lấy mẹ hoặc bố và tay kia tạt nước. Sau đó trẻ sẽ đạp chân với sự giám sát của mẹ và dần dần bà mẹ cho trẻ ôm phao để trẻ tự bơi. Từ ba đến sáu tuổi trẻ thường bơi kiểu cho chó nhưng mức độ độc lập còn tùy vào quyết tâm của trẻ và sự thực hành. Bơi là một môn thể thao có lợi cho sức khỏe, đứa trẻ nào cũng thích. Có phụ huynh thời thượng cho thả con vào nước ngay khi vừa sinh ra. Việc này dần dần cùng cả gia đình an toàn và thích thú hơn nhiều.
2. Đừng bắt con thực hiện ước mơ dang dở của ba mẹ
Bố mẹ nào cũng muốn điều tốt nhất cho con mình và nỗ lực rất nhiều nhằm giúp con đạt được điều tốt nhất. Điều này đáng khuyến khích nhưng không nên vượt quá cái ngưỡng thái quá. Thật không may, nỗ lực của bố mẹ dễ leo thang và chuyển thành nỗi ám ảnh và các mục tiêu học vấn dễ che mờ mặt họ trước thực tế cuộc sống. Đối một số người thì quá trình này chậm chạp và vô tình nhưng một số muốn xem con cái học như phương tiện thỏa mãn cái tôi ích kỷ của mình.
Gần đây, một số nhà báo vừa viết về một bài nghiên cứu về cách dạy trẻ học đọc sớm. Trong quá trình nghiên cứu, nhà báo đã gặp phải những phục huynh và những đứa con kỳ cục. Một cậu bé 6 tuổi rất tự hòa vì bố mẹ cậu cho rằng cậu chán đi học và sắp xếp để cậu học chương trình của trẻ 8 tuổi. Bố cậu lắp riêng một chiếc máy vi tính cho cậu sử dụng và thuê thầy giao đến dạy thêm để giúp cậu tiến xa hơn nữa. Cậu còn phải học nhạc và không còn nhiều thời gian tham gia các hoạt động chung với những đữa trẻ kém hơn cậu nữa.
Dĩ nhiên cậu trở thành thần đồng nhưng không còn biết đến những gì gọi là niềm vui nữa. Cậu phải ở trong nhà suốt ngày, nước da xanh tái và nhợt nhạt, yếu kém cả về thể chất lẫn xã hội. Bố mẹ và nhà trường thì thích thú nhìn cậu thể hiện tài năng còn bạn cùng lớp thì xem cậu như một cu cậu chán ngắt. Theo tôi, bố mẹ cậu bé đang che dấu đằng sau một sự nuối tiếc quá khứ trong cuộc tiên phong nhằm tạo ra một “siêu nhân”. Thật đáng buồn, những đứa trẻ khác trong gia định bị lờ đi hoàn toàn vì chúng “chỉ là những đứa trẻ bình thường ”.
Một gia đình khác co một đứa con 3 tuổi học rất giỏi chương trình học đọc vào học kỳ hai. Vì sợ mất thì giờ, bố mẹ cậu thuê hẳn một giáo viên nước ngoài đến dạy cho cậu. Nhiệm vụ hằng ngày của cô giáo là dạy cho cậu học và nói chuyện với cậu bằng tiếng mẹ đẻ nhằm giúp cho đứa trẻ học giỏi hai thứ tiếng cùng một lúc. Bạn muốn biết bố mẹ cậu bé làm gì không? Họ là những nhà chuyên môn bận rộn, phải ra ngoài làm việc suốt cả ngày.
3. Những bài học từ cuộc sống
Bố mẹ chính là những nhà giáo dục tuyệt vời nhất mà trẻ con từng gặp trong cuộc sống của chúng. Việc quan sát, lắng nghe, chơi đùa và có khi chỉ cần ở bên trẻ có giá trị không thể phủ nhận được.
Suốt một ngày bình thường thì đã có bao nhiêu là cuộc phiêu lưu trong cuộc sống của đứa trẻ. Một tiếng xe hoặc một con chó sủa to đã khuấy động được trí tưởng tượng của trẻ và chúng sẽ muốn thuật lại cảm xúc của mình cho bất kỳ ai muốn nghe. Trên đường đi siêu thị, chúng nhận ra những quảng cáo đã thấy trên truyền hình, hoặc luôn miệng nói về cái siêu thị, chiếc xe hoặc tất cả những gì trẻ nhìn thấy và thích thú.
Trong siêu thị, trẻ đếm cam, chọn trái lớn hơn, bỏ vào túi và học cách phân biệt những quan điểm khác nhau giữa các nhãn hiệu. Về đến nhà chúng lại giúp mẹ sắp xếp theo từng loại, luôn có mẹ ở bên cạnh để tán ngẫu. Chính vì vậy, trẻ sẽ hướng đến bố mẹ để cảm thấy an toàn và được dẫn dắt.
Chúng lắng nghe bố mẹ nói, học cách nói của họ và luôn miệng đặt câu hỏi cho bố mẹ. Bằng cách này, trẻ sẽ phát triển khả năng nói và kiến thức của mình. Trẻ giúp cho mẹ làm việc nhà, học cách xử lý những thông điệp đơn giản và nói chung là làm “người giúp việc cho mẹ”. Trẻ thích nhất công việc rửa chén và phụ mẹ nấu ăn. Vừa làm việc vừa chuyện trò, thực tập. trẻ cảm thấy mình rất quan trọng vừa được yêu thương, và luôn xây dựng niềm vui sống.
Trẻ phát triển cơ bắp, không phải trong phòng tập mà nhờ đi bộ đến công viên, ngồi đu xích đu và chạy đuổi theo con chim bồ câu ngớ ngẩn sà vào chuồng do trẻ đặt. Phần lớn thời gian trong ngày trẻ chơi đùa, không phải với những phát minh được vi tính hóa mà với những nguyên liệu có thật tự nhiên như giấy, những chiếc ghế và cái hộp.
Sự ứng biến và chơi đùa tự do tạo ra một tư duy sáng tạo thường không có ở trẻ “quá đầy đủ”. Lúc này trẻ xếp ghế thành một dãy, thu và đếm tiền, lúc khác trẻ lại chạy chiếc phản lực thật ồn ào trong phòng khách. Trẻ làm nhà để xe bằng giấy cho xe hơi chạy vào, rồi dùng cuộn giấy vệ sinh làm tên lửa phóng vào không trung.
Giáo dục kiến thức cũng như giáo dục giới tính có nhiều cách thực hiện. Có thể gọi trẻ vào phòng và giảng một bài về những dữ kiện của cuộc sống. Nhưng bố mẹ cởi mở thì thường không theo cách này. Nhưng bố mẹ cởi mở thì thường không theo cách này. Họ thích trả lời những câu hỏi trẻ nêu lên trong cuộc sống hằng ngày hơn. Tương tự, dạy cho trẻ theo cách bài bản, hoặc cho trẻ học giống như thợ học nghề của bố mẹ thông qua các hoạt động của cuộc sống thường ngày cũng có tác dụng như nhau.
Phụ huynh tốt không nên hùa theo bạn bè trở thành những nhà giáo dục đầy quyền uy. Chỉ cần làm những ông bố bà mẹ ân cần, quan tâm và gương mẫu có thể dạy con thông qua cuộc sống thực tế là đáng khen rồi. Nhìn lại quãng đời con người trong bảy mươi năm thì trẻ con có biết đọc lúc 4 hoặc 6 tuổi không có gì quan trọng. Tốt hơn bây giờ nên bắt đầu cuộc sống bằng một quan điểm cân bằng và lành mạnh, hạnh phúc. Những khó khăn và phiền não không bao giờ hoàn toàn vắng bóng.
4. Dành cho trẻ sự công bằng
Các bà mẹ đi làm phải đảm bảo dành cho con sự quan tâm tốt nhất những lúc hai mẹ con được ở bên nhau. Đi làm về đã quá mệt, những bà mẹ không muốn làm cả công việc nhà, nói gì đến chuyện trò và vui chơi với con. Thế nhưng dù ban ngày trẻ được chăm sóc tốt đến thế nào, cũng cần phải chăm sóc con vào ban đêm và cuối tuần cũng như vậy. Không nên để công việc nhà chiếm quá nhiều thời gian của bạn dành cho con, mặc dù có thể tận dụng sắp xếp để vừa làm việc vừa vui chơi và dạy dỗ cho con.
Nếu điều kiện cho phép thì nên mua sắm trước mọi thứ, chỉ khi nào sót hoặc đột xuất cần thứ gì mới chạy đi mua ở góc phố. Thức ăn đông lạnh là thực đơn dự phòng tốt, nhưng nếu ăn thường thì sẽ mau chán và khá đắt. Không nên nấu những món tốn nhiều thời gian và quá cầu kỳ. Chọn thứ dễ nấu nhưng bổ dưỡng. Đối với những gia đình có tủ lạnh lớn và bà mẹ có óc tổ chức, có thể nấu thức ăn thành từng khẩu phần và chỉ đem hâm nóng lại dùng. Một tuần nên đi ăn ngoài một bữa để thư giãn và vui đùa với nhau.
5. Chọn chỗ trông trẻ
Phải chọn người trông trẻ cẩn thận vì đó là người bạn có thể tin cậy hoàn toàn, như vậy bạn mới an tâm và chuyên chú vào công việc. Khi chọn người chăm sóc trẻ, nên quan sát xem người đó giao tiếp với con bạn như thế nào?. Người đó có thật sự nói chuyện, lắng nghe và biết cách chơi đùa với trẻ hay không, hay đó chỉ là quan hệ dựa trên việc đáp ứng đủ tiền bạc. Lúc để con lại cho người đó chăm sóc lần đầu, nên dành nhiều thời gian và không vội vàng và gây xáo động.
Nên nói với trẻ rành mạch bạn đi đầu và lúc nào trở lại. Dù có lời giải thích gì thì trẻ cũng không hiểu nhưng cứ hành động như thế. Trẻ có thể khóc nhiều khi bạn đi và cũng khóc nhiều khi bạn đến đón nhằm làm cho bạn phải áy náy. Nên để lại số điện thoại cho người giữ trẻ và bảo họ nếu có gì lo lắng phải gọi ngay cho bạn. Như thế họ sẽ chăm sóc con bạn tốt hơn và nếu có chuyện gì bạn cũng được biết sớm hơn.
Tham khảo thêm ngay tại đây nhé!