Trẻ trong độ tuổi mầm non là khoảng thời gian đẹp nhất của tuổi thơ, mầm non là bước đệm cho các bé khi vào lớp 1, nhưng để trẻ có thể phát triển toàn diện, đòi hỏi các trường mầm non quốc tế hay tư thục và gia đình có những định hướng và phương pháp cụ thể cho bé. 

Dưới đây là một vài quan niệm về việc giáo dục các bé do các trường mầm non quốc tế chia sẻ đến các bậc cha mẹ để cùng tham khảo, đúc kết riêng cho mình những kinh nghiệm giúp trẻ phát triển.

1. Quan niệm giáo dục trẻ mầm non ở các gia đình có thực sự đúng?

“Không để con thua trên vạch xuất phát” là câu nói cửa miệng của giáo dục gia đình hiện nay, mỗi bậc phụ huynh đều nghĩ như vậy, mỗi bậc phụ huynh đều nói như vậy, nhưng tại sao trẻ càng chạy càng tụt hậu, tại sao sốp hụ huynh thất vọng lại chiếm đa số? Đố là do trong quá trình giáo dục trẻ em rất nhiều khái niệm thắng thua đã bị hiểu sai. Làm việc dựa theo khái niệm sai, đưong nhiên là sẽ khiến sự việc hỏng bét.

Có một câu chuyện liên quan đến thành ngữ “bút pháp kỳ diệu nở hoa”, kể về một tú tài mơ thấy đầu bút lông của mình nở ra một đóa hoa sen, sau khi tỉnh giấc, văn chương của vị tú tài này trở nên dạt dào, múa bút như có phép thần. Câu thành ngữ đã phản ánh một nguyện vọng của con người từ xưa đến nay, cũng là một vấn đề khó mà rất nhiều người đang tìm cách giải quyết: Làm thế nào để con trở thành thiên tài. 

Trong thực tế, khi trẻ còn trong độ tuổi mầm non, có không ít phụ huynh muốn con mình khi vào lớp 1 sẽ vượt trội hơn cả bạn, đã không ngần ngại cho con học thẳng những chương trình của các bé tiểu học, vì cứ nghĩ làm như thế trẻ sẽ có thể trở thành thiên tài sau này khi lớn lên. Tuy nhiên, không phải như vậy. Việc học nhảy vọt, đốt cháy giai đoạn không theo một nguyên tắc bài bản nào, sẽ khiến các bé bị áp lực và cảm thấy việc đến trường thật kinh khủng, trong khi độ tuổi mẫu giáo là độ tuổi nên để con phát triển một cách tự nhiên chứ không nên gò bó.

Nếu phụ huynh mong muốn con mình sẽ có những cách nhìn nhận về cuộc sống tốt hơn, sau này sẽ học giỏi văn hơn khi bước vào các cấp thì ngay từ nhỏ, ba mẹ nên thường xuyên dành thời gian kể chuyện cho bé nghe, nhất là những câu chuyện về đạo đức bồi bổ cho tâm hồn các con. Sau 1 khoảng thời gian lâu dài đó, trẻ sẽ dần hình thành những cảm xúc tích cực và dễ cảm nhận cuộc sống xung quanh hơn, chính những điều này sẽ góp phần vào mạch văn chương của trẻ sau này khi lớn lên.

Đừng biến tuổi thơ của con trở thành “lò luyện thi” với những con số và con chữ đầy ắp trong đầu và nghĩ rằng con mình phải như thế này, phải như thế kia, phải bằng con của anh/chị hàng xóm thì mới gọi là giỏi. Con của bạn không phải là món đồ vật triễn lãm để mọi người nhận xét. Hãy dành những gì tốt nhất cho bé vì bé là con của bạn, chứ không phai là con thiên hạ, không cần giáo dục bé để làm hài lòng tất cả mọi người. Bé có thể giỏi hoặc không giỏi nhưng ít ra những phép tắc cơ bản như lễ phép thì chắc chắn là điều không thể thiếu. Chỉ cần như vậy là đã đủ với 1 đứa bé mầm non rồi.

Giờ học của bé tại trường mầm non quốc tế tại tphcm

2. Đọc sách, kể chuyện bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Một trong những cách giúp nuôi lớn tâm hồn của trẻ là kể chuyện cho bé nghe, sau khi nghe xong câu chuyện, ba mẹ nên chủ động hỏi về cảm xúc của trẻ, những nhận xét, ý kiến của con qua câu chuyện, nếu bé có những suy nghĩ chưa đúng thì ba mẹ cũng nên lắng nghe hết lời của bé rồi sau đó từ tốn giải thích cho con hiểu. Nếu bé có mong muốn nghe lại câu chuyện mà ba mẹ đã kể thì đừng ngần ngại, điều này giúp bé khắc sâu hơn những bài học giá trị trong câu chuyện đó mà thôi.

Mỗi em bé đều thích nghe kể chuyện, đều thích đọc sách. Nếu nói có những em tỏ ra không thích đọc sách, không thích nghe kể chuyện, chắc chắn là do bố mẹ không kịp thòi để em tiếp xúc vói việc đọc, để lỡ thòi cơ tốt nhất. Hứng thú đọc sách của trẻ đã bị cái khác (hiện nay chủ yếu là tivi) thay thế – rất nhiều phụ huynh xem thường việc này như việc con trẻ không cẩn thận làm vãi com, đây thực sự là một tổn thất lớn.

Trong quá trình giáo dục trẻ em giai đoạn đầu, bố mẹ thường muốn nhìn thấy hiệu quả rõ rệt ngay lập tức. Người ta thích đưa con vào các lóp học thêm trước khi vào lóp một để học phiên âm, học ngoại ngữ, mong con kỳ thi nào cũng đạt điểm cao, nhiệt tình đăng ký cho con nhiều lóp học phụ đạo, bồi dưỡng tài năng, họ cho rằng đây chính là dẫn trước một bước ở vạch xuất phát.

Và trong giai đoạn trẻ còn đang nhỏ, trẻ đọc nhiều sách hay không tạm thòi chưa thấy đưực sự khác biệt gì. Từ lúc trước khi đi học đến khi tốt nghiệp tiểu học, thậm chí lên cấp hai, những em học sinh ít đọc sách ngoài giờ học nếu chỉ nhằm vào việc học để đối phó vói các môn thi, thường sẽ đạt nhiều thành tích cao. Điều này đã gây ảo giác cho các bậc phụ huynh, cho rằng việc đọc sách ngoài giờ học có cũng được không có cũng đưực, thậm chí cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến việc học, vì thế bố mẹ thường không chú ý.

Trên thực tế, việc không coi trọng vấn đề đọc sách của trẻ trong giáo dục vỡ lòng là một trong những hành vi tồi tệ nhất, sự khác biệt trong vấn đề đọc sách khi còn nhỏ mới là sự khác biệt “thắng thua” quan trọng. Những đứa trẻ rất ít khi đọc sách, mặc dù khi còn nhỏ chúng tỏ ra thông minh, lanh lựi, thành tích học tập tốt; nhưng do những em này chỉ dự trữ rất ít nguồn năng lượng trí tuệ, thường đến khi vào cấp hai, tố chất tổng họp của các em sẽ càng ngày càng kém, ngày càng tỏ ra lực bất tòng tâm trong việc học. Sự khó khăn và nỗi thắc mắc trong vấn đề này có thể sẽ theo các em suốt cuộc đời.

Còn những em đọc nhiều sách, thông thường không những ngay từ nhỏ các em đã tỏ ra thông minh, mà trong học tập cũng có sức bộc phát rất lớn. Đối vói sự phát triển của cá nhân trong suốt cuộc đòi, ngay từ nhỏ các em đã đặt đưực nền móng đọc và hứng thú đọc vững chắc, là những người chiến thắng thực sự trên vạch xuất phát.

Đọc sách không những nên bắt đầu từ khi còn nhỏ, mà phải đọc đủ số lượng. Hiện nay có nhiều khảo sát chỉ ra rằng: học sinh cấp hai, cấp ba không thích đọc sách, đây là vấn đề được hình thành từ khi còn học tiểu học, học sinh tiểu học không thích đọc sách, là do trong giai đoạn mầm non, bố mẹ và nhà trường không tạo niềm say mê đọc sách cho trẻ.

Ví dụ nếu bố mẹ kịp thời bồi dưỡng được niềm hứng thú đọc sách cho trẻ, để việc đọc sách giống như ăn com, trở thành một phần tồn tại rất tự nhiên trong cuộc sống của trẻ, đến khi vào cấp ba đọc mấy triệu chữ là một việc rất tự nhiên. Một đứa trẻ thích đọc sách, việc đọc đối vói em không có cái gọi là “sức ép”, qua quá trình đọc sách, em sẽ cảm nhận được sự đơn giản và tận hưởng như ăn cơm hoặc chơi trò chơi điện tử, bạn không muốn cho con đọc sách con cũng không chịu.

Giáo viên trường mầm non quận 10 đang tận tâm dạy trẻ

3. Lợi ích khi trẻ tiếp xúc với những câu chuyện trong sách vở

Việc đọc sách nhiều không chỉ đem lại cho trẻ khả năng trình bày chính xác, mà còn cả tài năng sáng tác. Việc đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe ngay từ khi còn bé, có khi lớn lên ba mẹ sẽ phải trầm trồ trước khả năng sáng tác của bé. Điều này đã được kiểm chứng qua rất nhiều gia đình trước đó.

Một đứa trẻ thông qua việc đọc sách hoặc nghe những câu chuyện mà ba mẹ kể trong sách vở, trải nghiệm được nhiều cuộc sống xã hội, trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài, lắng nghe nhiều ngôn ngữ trí tuệ, chia sẻ vô số những thành quả suy nghĩ, không những giúp trẻ chín chắn hơn trong tư tưởng, giá trị quan cũng hoàn thiện hơn – đây là gốc rễ của việc làm người, cũng là điều kiện giúp bé học tốt ngữ văn hơn sau này.

Những người có tâm hồn trống trải, tư tưởng rỗng tuếch, không có giá trị quan chín chắn, kể cả trong đầu có vô số nhũng từ hay ý đẹp, anh ta cũng không có đủ khả năng viết ra một tác phẩm có hồn. Rất nhiều giáo viên và bậc phụ huynh đều phê bình bài văn của con trẻ “không sâu sắc”, nhung sự “sâu sắc” trong bài văn là thước đo trình độ nhận thức và tư tưởng của một con người, nếu trẻ không bao giờ hoặc rất ít khi được trải nghiệm nhũng kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội, thành quả tư tưởng của nhũng người đi trước qua sách vở, với độ tuổi nhỏ như trẻ, làm sao có thể “sâu sắc” được?

Mỗi bộ sách đều có thể giúp trẻ trải nghiệm đưực một số điều, học đưực một số điều. Các nhà giáo dục vĩ đại đều đặc biệt nhấn mạnh việc học từ cuộc sống. Và cuộc sống của mỗi con người đều là hữu hạn, người ta không thể đích thân tham gia vào tất cả mọi sự việc, thực chất của việc đọc sách là giúp trẻ được tham gia vào cuộc sống, góp phần tạo nên nhũng trải nghiệm phong phú cho chúng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ vô cùng hữu ích cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non và tiểu học, giúp các bậc cha mẹ tìm ra được phương pháp đúng đắn để giáo dục tri thức và tâm hồn cho trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số phương pháp khác giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện theo đường dẫn sau: https://goo.gl/gxv2wx