Trẻ trong giai đoạn mầm non thường rất bướng bỉnh và ít khi nghe theo lời ba mẹ. Nhưng đừng lo, các trường mầm non đã ra sức giới thiệu một số trò chơi giúp trẻ vừa học vừa chơi vô cùng hữu ích ngay dưới đây. Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu nhé!
Qua nhiều năm giảng dạy trẻ mầm non, các trường mẫu giáo như VAS đã đúc kết một số trò chơi thú vị dưới đây dành cho các bậc phụ huynh cùng tham khảo.
1. Chơi với bóng giúp trẻ kiểm soát đôi tay
Có thể bạn cho rằng đây là trò chơi chỉ đơn thuần là lăn quả bóng nhưng bằng cách quy định ra một mục tiêu và lăn bóng đến đó thì đây lại là trò chơi cấp độ cao. Trẻ cần suy nghĩ xem nên hướng bóng về hướng nào, đẩy bóng mạnh hay nhẹ, do đó chúng ta hãy cho trẻ choi lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ có thể lăn trúng đích. Bạn có thể chuẩn bị cho trẻ bóng vói nhiều độ lón khác nhau, như một quả bóng nhỏ để trẻ có thể cầm chắc trong tay
và một quả bóng lớn hon để trẻ dễ nhìn theo hay dễ lăn.
Nếu trẻ chưa thể kiểm soát đưực bóng, bạn hãy ôm trẻ từ phía sau rồi chỉnh tay cho trẻ. Bạn vừa lăn quả bóng từ từ vừa dạy cho trẻ cách sử dụng tay và nên buông tay ra lúc nào. Nếu trẻ đã có thể lăn thẳng, bạn hãy ngồi
đối diện vói trẻ và yêu cầu trẻ lăn bóng về phía mình. Khi trẻ đã quen, bạn hãy tập cho trẻ lăn xa hon hay tập bắt bóng bạn lăn đến. Trò choi lái xe đồ chơi về phía khung thành cũng là bài tập hay để trẻ ghi nhớ về cách tăng giảm lực. Bạn hãy cùng trẻ thi xem ai nhanh hơn.
2. Trò chơi nặn đất sét
Trong trò choi vói đất nặn, điều quan trọng là thống nhất một quy tắc:
– Từ đầu phải nghĩ sẽ làm cái gì, sau đó dùng chất liệu để tạo ra sản phẩm đó.
– Nếu tạo ra một hình cầu tròn thì có thê dùng làm bóng lăn, nếu tạo ra hình bánh hồ lô thì có thể choi trò nấu nướng. Bằng cách này, chúng ta có thể dạy cho trẻ tự mình tạo ra dụng cụ để choi bằng cách suy nghĩ sản phẩm sẽ tạo ra, rồi thực hiện. Nếu trẻ chưa quen vói trò choi đất nặn, bạn hãy dạy trẻ nặn ra hình tròn hay sợi dây dài.
– Trước tiên, bạn hãy làm mẫu để trẻ biết dùng phần nào của lòng bàn tay, cần cử động hai tay như thế nào, rồi cho trẻ bắt chước. Dù là cùng một công việc nhưng nếu làm nhanh hon thì các mạch thần kinh tay sẽ to ra và linh hoạt hon, cho nên khi trẻ đã nặn được hình đẹp, bạn hãy yêu cầu trẻ làm nhanh tay hon. Khi trẻ đã biết sử dụng thành thạo lòng bàn tay, bạn có thê tập cho trẻ nặn các hình mà trẻ thích như hình tam giác hay hình vuông… Chúng ta cũng cần luyện tập để trẻ sử dụng tốt cả các ngón tay chứ không chỉ là lòng bàn tay, để trẻ dần dần nặn được các hình phức tạp hơn.
3. Chơi với các loại nhạc cụ
Bạn hãy để cho trẻ tự mình đánh trống, gõ chuông… để phát ra âm thanh. Nếu trong nhà bạn không có nhạc cụ, bạn có thể cho trẻ gõ hộp rỗng, hộp cát-tông hoặc gõ tay vào bàn cũng đưực. Bạn hãy cho trẻ gõ vào nhiều đồ vật khác nhau để thấy đưực âm thanh khác nhau, cho trẻ tự gõ để trải nghiệm đưực việc không phát ra âm thanh nếu lực không đủ mạnh hoặc âm thanh thay đổi tùy vào vị trí gõ… Nếu bạn cho trẻ gõ bằng cây bút hay thước, trẻ sẽ biết điều chỉnh cổ tay hay nắm chặt đồ vật bằng tay rồi gõ.
Khi trẻ đã biết gõ, bạn hãy hướng dẫn trẻ gõ theo nhịp điệu. Bạn hãy yêu cầu trẻ gõ theo một nhịp điệu nào đó và cố gắng luyện tập để trẻ gõ đưực theo đúng nhạc. Nếu trẻ tiến hành đồng thòi hai việc trở lên thì vùng trước trán sẽ làm việc nên bạn hãy cho trẻ vừa nghe nhạc vừa gõ theo nhạc vừa lắc lư cơ thể.
4. Những trò chơi sử dụng đầu ngón tay
Đây là bài tập giúp trẻ có thể làm được các công việc tỉ mỉ như nắm hay xé đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ. Trước tiên, bạn hãy xếp những viên kẹo nhỏ mà trẻ thích ra đĩa để trên bàn rồi tập cho trẻ cầm từng cái một. Bạn hãy làm mẫu để trẻ chỉ cầm bằng hai đầu ngón tay. Nếu trẻ đã có thể cầm chắc rồi, bạn hãy tập cho trẻ xé giấy. Lúc đầu, bạn cho trẻ xé dọc, xé ngang các loại giấy cứng và giòn như giấy báo, giấy dán tường. Bạn để cho trẻ trải nghiệm sự khác nhau khi dùng lực khác nhau.
Khi trẻ đã quen, bạn có thể tập cho trẻ xé các loại giấy cứng hơn. Cho trẻ bóc tem nhãn khỏi khung cũng là một bài tập tốt. Bạn hãy chuẩn bị cho trẻ nhiều loại tem nhãn khác nhau như hình tròn, hình tam giác, hình vuông… và một khung giấy để dán tem nhãn. Nếu bạn hướng dẫn trẻ dán hai hình tròn vào vói nhau tạo hình “người tuyết” hoặc dán hình tam giác lên trên hình vuông tạo hình “ngôi nhà”, cho trẻ cảm giác như đang vẽ tranh thì trẻ có thể sử dụng các đầu ngón tay một cách vui vẻ. Bạn chuẩn bị các tem nhãn vói ba màu cơ bản là đỏ, vàng, xanh rồi vừa nói tên màu và hình vừa dán để dạy cho trẻ cả về màu và hình khối.
5. Chơi với khuy áo
Để giúp trẻ có thể sử dụng độc lập các ngón tay, bạn có thể để trẻ tự thay quần áo vói các động tác cài khuy áo, kéo khóa lên hoặc kéo khóa xuống. Bạn nên dùng áo khoác hay túi sách có khóa tron cho trẻ dễ kéo. Khi bạn làm mẫu, cần dạy trẻ nhớ vai trò của tay trái và tay phải. Với khóa kéo, điều quan trọng không chỉ là cầm phần kim loại mà cần dùng một tay giữ phần vải. Bạn hãy luyện tập để trẻ sử dụng thành thạo tay và nâng cao đưực tỉ lệ thành công.
Ở khóa có chỗ lồi, chỗ lõm nên bạn cần hướng dẫn trẻ giữ thẳng, rồi kéo khóa khóp vào để trẻ trải nghiệm cảm giác và âm thanh khi kéo đúng. Vói trường họp khuy thì khó hon nên bạn hãy làm mẫu cho trẻ nhìn. Cho trẻ xem cách dùng ngón tay để đưa khuy vào khuyết, sau đó lại tháo khuy ra cho trẻ hứng thú muốn làm theo. Mục đích cuối cùng là để trẻ tự thay quần áo được nên hàng sáng, bạn hãy cố gắng để trẻ tự cài áo cho mình dù có mất chút thòi gian.
Trên đây là những thông tin về một số trò chơi hữu ích dành cho trẻ trong độ tuổi mầm non hoặc nhỏ hơn, nhầm giúp bé làm quen với những thao tác bằng tay, là cách giúp con linh hoạt ngay từ khi còn bé. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số mẹo nuôi trẻ mầm non khác ngay tại đây nhé!