Từ đứng sau thường là một trạng từ theo sau động từ. Để hiểu được tác dụng và vị trí của nó như thế nào mời các em tham khảo bài viết sau.

Từ đứng sau trong tiếng Anh có tác dụng:

• Để xác định nghĩa động từ

Ví dụ:

+ to go = đi

+ to go along = đi dọc theo

+ to go across = đi ngang qua

+ to go through = đi xuyên qua

+ to go away = đi khỏi, rời đi

+ to go backward = lùi

+ to go forward =tiến

+ to go into =vào

+ to go out = ra

+ to go up = lên

+ to go down = xuống…

• Để biến hẳn nghĩa của động từ.

Ví dụ:

+ To look = nhìn

+ To look at = nhìn

+ To look after = săn sóc

+ To look for = tìm kiếm

+ To look down = khinh bỉ

+ To look to = chú ý đến

Nhận xét về từ đứng sau

1. Từ đứng sau là một đặc điểm của tiếng Anh. Nó làm cho tiếng Anh thêm dồi dào phong phú. Nếu không có từ đứng sau thì động từ tiếng Anh sẽ trở nên thiếu thốn nghèo nàn.

2. Từ đứng sau khiến cho câu văn hàm súc và giản ước.

(a) + He paints a slogan.

(b) + He paints out a slogan.

Câu (a) chỉ có nghĩa “nó sơn một khẩu hiệu”. Câu (b) phải dịch là “nó sơn mất một khẩu hiệu” vì “out” có nghĩa là mất đi.

Hãy đọc thêm ví dụ dưới đây:

(a) I was locked in.

(b) I was locked out.

“I was locked” là “tôi bị khóa, bị nhốt”. Câu (a) có nghĩa là: Tôi bị nhốt ở trong nhà (không ra ngoài được). Còn câu (b) có nghĩa là: Tôi bị khóa phải đứng ở ngoài (không vào được).

3. Đôi khi phải diễn tả một tác động mạnh mẽ, đột ngột ta có thể bỏ động từ đi, chỉ còn lại từ đứng sau mà thôi.

+ A way with you!

Anh hãy cút đi!

+ Out with the boy!

Đứa bé ra ngoài đường!

4. Trong một câu, một động từ có thể có hai từ đứng sau

Ví dụ:

+ I look him up and down.

Tôi nhìn nó từ đầu đến chân.

5. Trong trường hợp động từ biến thành danh từ, nó vẫn giữ lại từ đứng sau cũ.

Looker- on = khán giả

Hanger- on = kẻ nhàn rỗi

Passer- by = khách qua đường

Stow- away = khách đi tàu trốn vé

Vị trí của từ đứng sau

Vị trí của từ đứng sau

1. Từ đứng sau đứng liền sau động từ khi có tân ngữ dài.

+ He thinks over a difficult problem.

Hắn suy nghĩ nhiểu về một vấn đề khó khăn.

+ I put on a new hat.

Tôi đội một cái mũ mới.

2. Từ đứng sau đúng sau tán ngữ ngắn, đặc biệt là sau các đại từ nhân xưng.

Ví dụ:

+ He thinks it over.

I put it on.

3. Khi muốn nhấn mạnh ta đặt từ đứng sau ở đầu câu.

Ví dụ:

 + up went the cork with a pop.

Cái nút chai nhảy bật lên kêu “phụt” một cái.

+ In he came!

Nó vào đây!

4. Các từ đứng sau bắt đẩu bằng chữ a thường đặt sau tân ngữ dù tân ngữ dài.

Ví dụ:

 + He took all the books away.

Nó mang hết sách đi.

+ Read this lesson again!

Hãy đọc lại bài học này!

Đối với các bé mới học tiếng Anh thì phần ngữ pháp này khá mới mẻ và phức tạp, tuy nhiên để giúp bé nhanh chóng tiếp thu bài học, cha mẹ có thể biến hóa một số trò chơi đơn giản liên quan đến phần ngữ pháp này để bé dễ dàng nắm bắt bài học mà không bị căng thẳng. Ngoài ra, phụ huynh có thể chọn cho con mình những trung tâm dạy anh văn thiếu nhi để những thầy cô giàu kinh nghiệm truyền đạt lại cho bé bằng những cách thức dễ hiểu hơn và ở nơi này cũng sẽ có nhiều bạn bè thúc đẩy bé học hiệu quả hơn.