Trẻ nhỏ như một trang giấy trắng, ba mẹ và thầy cô chính là những người vẽ nên những nét mực đầu tiên vào trang giấy ấy. Giáo dục mầm non cho trẻ đúng đắn thì sẽ họa nên một bức tranh tuyệt vời và ngược lại.

Sau nhiều năm nghiên cứu, và thu thập những nền giáo dục từ các nước tiên tiến, các trường mầm non quyết định chia sẻ những điều hữu ích này cho các bậc phụ huynh để họ có cách nhìn nhận đúng đắn và có phương pháp giáo dục bé hiệu quả hơn.

1. Khám phá năng lực ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số minh họa về các trẻ đã phát triển năng lực tưởng tượng thông qua giáo dục não phải.

Một bé gái đã tham gia lớp tiểu học Shichida sau khi đọc cuốn sách của giáo sư Shichida. Ngay tử khi bắt đầu, bé đã có khả năng hình dung ra hình ảnh vô củng sống động đến nỗi tôi hỏi có phải bé đã từng luyện tập hình dung hình ảnh từ trước không. Nhưng bé nói mới chỉ tập luyện kể từ khi đi học tại dày, còn trước đó thì bé chưa từng hình dung hình ảnh.

Gần đây, bé có thể dự đoán chính xác những cơn động đất. Bất kể khi nào cô bé nói chuyện với mẹ về việc động đất đáng sợ ra sao, họ luôn nghe được tin tức về những cơn động đất lớn trên 4.0 độ địa chấn.

Gia đình bé cũng hay trúng giải xổ số. Khi bé chọn số, gia đình bé thường trúng được những giải thưởng lớn. Ba bé còn định nhờ bé mua vé cá cược đưa ngựa nhưng mẹ bé không đồng ý vì điều này không tốt cho việc giáo dục con.

Một trường hợp khác, chúng tôi có một học sinh đang học lớp Ba. Khi nhập học, bé đang học lớp Hai ở lớp học dành cho trẻ đặc biệt vì con không thể nói được từ đơn.

Ban đầu, cậu bé vô cùng hiếu động trong lớp. Cậu không thích bất cứ môn học nào, bởi vậy các giáo viên rất khó khăn khi lên giáo ẩn dạy cho cậu. Tuy nhiên, cậu lại thích nghe băng các bài tập về nhà hàng tháng và thường muốn nghe đi nghe lại cuộn băng đó. Chằng bao lâu, cậu đã có thể tập trung xem tráo thẻ khi được nghe kèm với băng.

Sau ba tháng tham gia lớp học, cậu bắt đầu trả lời đúng 100% các trò chơi trực giác và tính toán bằng não phải. Gần đây, cậu cũng có thể đoán được tôi sẽ giơ thẻ nào lên tiếp theo. Đã tám tháng học trôi qua và tôi tin chắc não phải của cậu đang phát triển rất tốt. Cậu có thể ghi nhớ chính xác tất cả nội dung của những thẻ mà tôi đã tráo trong vòng ba tháng trước. Mẹ cậu rất hạnh phúc vì kể từ khi cậu tham gia lớp học, bà cảm thấy rất vui khi được học chữ cùng con.

2. Gợi ý tích cực và hình ảnh về sự hòa hợp làm một trong lớp

Việc giáo viên tích cực sử dụng những gợi ý tích cực trong lớp sẽ tạo nên sự khác biệt trong khả năng học tập hiệu quả của trẻ. Những gợi ý tích cực thực sự có thể làm cải thiện trí nhớ và khả năng học tập của trẻ.

Trong buổi học, hãy cho các bé luyện tập thiền để đưa cả lớp về cùng một trạng thái thống nhất. Sau đó nói với các bé những gợi ý tích cực về một hình ảnh mà trong đó các em sẽ trở thành một thể thống nhất với nhau. Sau đó, trẻ bắt đầu có thể trả lời hầu hết đúng 100% trong bất cứ trò chơi nào được thiết kế để phát triển não phải. Điều này có được là nhờ hiệu ứng cộng hưởng của não phải. Với những gợi ý tích cực nhằm đưa các bé về một thể thống nhất, não phải có thể cộng hưởng với bất cứ thứ gì xung quanh. Do đó, nếu giáo viên đưa ra những gợi ý tích cực như “Con sẽ đồng nhất với môn toán”, với một bé học chưa tốt môn toán, thì bé sẽ cải thiện và học toán rất tiến bộ.

Trường mâm non quốc tế tại tphcm dạy trẻ theo phương pháp mới

Sheila Ostrander và Lynn Schroeder đã giải thích trong cuốn sách Siêu trí nhớ (Supermemory) về phương pháp gợi ý rất thú vi của Giáo sư Terry Mahony ở Đại học Alaska. Đây là phương pháp tự gợi ý tích cực để tự đồng nhất bản thân với một sự vật nhất định. Khi sử dụng phương pháp này, một người mẹ đã thu âm lại những thông điệp gợi ý tích cực vào băng cho con gái đang học đại học, như “Phép tính vi phân luôn ở trong đầu tôi. Những kiến thức về nền văn minh phương Tây đã đồng nhất với tôi, v.v…”. Cô con gái đã lắng nghe băng đó và đạt điểm A và B + cho tất cả lớp học được đề cập đến trong băng. Còn những môn học không được đề cập đến trong băng, cô thường đạt điểm C và D.

Khi sử dụng phương pháp hướng dẫn mang tính đột phá này, hãy để trẻ trong lớp học được giảm căng thẳng ở các cơ bắp thông qua thiền tập và hít thở sâu. Hãy đưa ra cho các bé những gợi ý tích cực về sự đồng nhất và sử dụng phương pháp tưởng tượng hình ảnh.

Ostrander và Schroeder, trong cuốn sách Những khám phá huyền bí đằng sau bức màn sắt (Psychic Discoveries Behind the Iron Curtain), đã mô tả Tiến sĩ Vladimir Ralko ở Liên Xô cũ. Theo tác già, Tiến sĩ Raiko đã thành công trong việc khơi gợi được tài năng ở các sinh viên tại Đại học Moscow thông qua gợi ý tích cực về sự đồng nhất, ông đưa cho họ những gợi ý: “Bạn sẽ là họa sĩ Nga vĩ đại Repin. Bạn có thể vẽ giống như ông ấy”. Và thế là, tài năng của những sinh viên đó được thể hiện đúng như những gì ông đã gợi ý tích cực.

Nếu người mẹ lúc nào cũng nói những lời gợi ý với con: “Con luôn ở bên cạnh mẹ” thì cảm giác gần gũi, hòa hợp, đồng nhất giữa mẹ và con sẽ được cải thiện rất nhiều. Hơn nữa, khả năng học của con sẽ được cải thiện rất tốt.

3. Rèn luyện khả năng tưởng tượng hình ảnh sẽ nuôi dưỡng tâm hồn

Để hình dung ra những hình ảnh của não phải, hãy để trẻ nhắm mắt, hít vào thở ra sâu vài nhịp và thư giãn tâm hồn. Sau đó hãy nói với trẻ những gợi ý tích cực để khiến tâm trí của trẻ đồng nhất thành một. Cảm giác đồng nhất là vô cùng quan trọng. Năng lực tưởng tượng của não phải không thể phát triển nếu không nuôi dưỡng được cảm giác về sự đồng nhất, một tâm trí hòa hợp và tình yêu thương được nuôi dưỡng. Hoạt động rèn luyện tưởng tượng được tiến hành để nuôi dưỡng tình yêu thương một cách tự nhiên, và cũng góp phán nuôi dưỡng tâm hồn. Trẻ sẽ sớm có khả năng hình dung được hình ảnh bằng cách sử dụng cảm giác đồng nhất.

Để đạt được cảm giác đồng nhất này, giáo viên cần giúp trẻ thư giãn tâm trí và nuôi dưỡng tình yêu của trẻ đối với mọi thứ và xây dựng một cảm giác hòa hợp với những sự vật xung quanh. Những giác quan của não phải sẽ được mài giũa thật sắc bén và trẻ bắt đầu có thể sử dụng khả năng thần giao cách cảm và nhìn xuyên thấu. Bà Naho Sugita đã tiến hành rèn luyện tưởng tượng hình ảnh với những học sinh ở trường tiểu học và trường trung học. Bà nhận thấy rằng việc rèn luyện tưởng tượng hình ảnh cũng nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ rất tốt. Bà đã viết cho tôi lá thư dưới đây.

Trường mầm non quận bình thạnh để trẻ vui chơi lành mạnh phát triển tâm hồn

Tôi thực hiện luyện tập tưởng tượng với học sinh tiểu học bằng cách sử dụng băng nghe một lần một tuần. Sau đó, tôi tiến hành luyện tập những hoạt động liên quan đến khả năng ghi nhớ của não phải, chơi trò chơi trực giác, luyện tập khả năng đọc nhanh với các bé. Tôi cũng cho các em bài tập về nhà để lập lại những hoạt động như ở trên lớp từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Các bé đều có khả năng phát triển não phải và ghi nhớ tốt bằng các hình ảnh.

Takuya là học sinh lớp Bảy, cậu bé không chỉ cải thiện được điểm số mà còn trở nên rất ngoan. Cậu thích chơi với bạn trong giờ giải lao và rất hòa đồng với cả lớp. Giáo viên ở nhà nói với mẹ cậu: “Bé đang làm rất tốt mọi thứ. Tôi chưa từng gặp cậu bé nào giống như vậy ”. Hiện nay các vấn đề bạo lực hay trẻ bị bắt nạt thường xuyên được đề cập trên các phương tiện truyền thông.

Việc tiến hành các phương pháp giáo dục não phải sẽ giúp các lớp học hòa đồng với nhau thông qua cảm giác đồng nhất, sẽ giảm được vấn nạn bạo lực như hiện nay.

4. Giáo dục phần tâm thức cho trẻ

Các nhà giáo dục truyền thống hiếm khi xem vô thức là một chủ thể nghiên cứu. Các nhà khoa học như Patricia Norris từng chỉ trích tâm lý học truyền thống vì chúng hầu như không chú ý đến những năng lực còn bị ẩn giấu của tinh thần và ý thức. Vì thế, người ta thường nói rằng tâm lý học truyền thống đã đánh mất “tâm hồn” trước, sau đó là mất “tinh thần” và cuối cùng mất luôn “ý thức”. Tâm lý học phải tập trung vào ý thức như mục tiêu chính cho công cuộc truy tầm khoa học của mình.

Với sự giáo dục não trái, chúng ta chỉ mới chạm đến phần ý thức nông. Do vậy, việc kích hoạt những năng lực bí ẩn nằm sâu trong tâm trí gần như là không thể. Trái lại, nền giáo dục não phải có thể chạm đến những phần sâu nhất trong tâm trí của trẻ. Vì thế, những bé hiếu động không thể ngồi yên trong lớp là hoàn toàn có thể thay đổi hành vi của mình. Giáo dục não phải không chỉ có thể thay đổi tính cách mà còn chữa lành bệnh tật và phát huy tài năng cho trẻ.  Bản chất của giáo dục là khuyến khích những khả năng tiềm ẩn mà trẻ vốn đã có. Các phương pháp giáo dục não trái truyền thống còn hạn chế. Chỉ có các kĩ thuật rèn luyện não phải mới chạm đến được những vùng sâu nhất trong tâm hồn con người.

Trên đây là những chia sẻ dược đút kết từ các câu chuyện tại nền giáo dục tiên tiến của Nhật nhằm gửi đến phụ huynh những thông tin hữu ích trong việc nuôi dạy con. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tại đây mẹo nuôi dạy trẻ ngoan giỏi, thành công.