Các bé có độ tuổi từ 3 tuổi trở lên các bậc phụ huynh ngoài chú trọng vào việc dạy cho các bé tập đếm, đọc và viết các chữ cái,… song song các bố mẹ nên dạy cho các bé các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mục đích hình thành những thói quen tốt cho các em dù không ở cạnh bố mẹ. Sau đây là các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà ba mẹ nên lưu lại để hướng dẫn các con. 

KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN 

Kỹ năng tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng được các ông bố bà mẹ quan tâm nhất hiện nay. Họ không thể nào ngừng lo lắng hay rời mắt khỏi các con. Nếu thiếu mất đi kỹ năng này trẻ sẽ phụ thuộc vào bố mẹ, ích  kỷ và không biết cách chia sẻ. Chính vì thế, bố mẹ cần khuyên dạy các con từ sớm, chỉ dạy cho các con các công việc tự phục vụ, sau đây là một số gợi ý: 

  • Tự vệ sinh cá nhân: Đánh răng, rửa tay trước và sau khi ăn, tự mặc quần, 

  • Tự ăn không cần trợ sự hỗ trợ của bố mẹ 

  • Biết dọn dẹp sau khi ăn

  • Thói quen xếp hàng, cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong 

Các bé cùng nhau dùng bữa trưa

Các bé cùng nhau dùng bữa trưa

KỸ NĂNG CHÀO HỎI 

Kỹ năng này rất đỗi quen thuộc và được bố mẹ hướng dẫn từ rất sớm. Tuy nhiên, một số bé mãi không chịu nghe lời, thậm chí các bé còn tỏ thái độ ngang bướng và cuối cùng là bật khóc. Khi các bé không chào hỏi người lớn bố mẹ nên tránh la gầy con trước mặt nhiều người tuy còn nhỏ nhưng bé vẫn ý thức được rất nhiều người đang nhìn mình hoặc trẻ sẽ bị áp lực về mặt tâm lý. Một số người, khi thấy bé khóc lại dỗ dành bằng cách cho quà, kẹo, bánh,.. mà không giải thích rõ lý do vì sao cần chào hỏi khi gặp người lớn từ đó vũ khí lợi hại của các em chính là “tiếng khóc”. Khi ở nhà bố mẹ nên hướng dẫn, chỉ bảo từng chút và cho các bé thực hành mỗi ngày trước/sau khi đi học về. 

KỸ NĂNG XỬ TRÍ KHI GẶP NGƯỜI LẠ 

Đây là kỹ năng cha mẹ nhất định phải dạy cho con. Hằng ngày, bé gặp rất nhiều người lạ tuy nhiên bạn không thể nói với bé người “xấu” có hình dáng như thế nào, gương mặt ra sao. Nhưng bạn có thể dạy cho bé những kỹ năng tự vệ ví dụ như: 

  • Khi người lạ nắm tay và lôi kéo con: Hãy la lớn và nhờ đến sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Nếu như bị người lạ đe dọa bạn cần dạy bé bộ ký hiệu cầu cứu bằng tay.

  • Khi người lạ đưa quà bánh tuyệt đối không được cầm khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ. 

  • Luôn đi cùng với bố mẹ/ ông bà/ anh chị em khi ra ngoài. 

  • Khi có người lạ đến gõ cửa nhà dù bảo là người quen của bố mẹ vẫn không được tự ý mở cửa mà đợi bố mẹ về. 

Xem thêm các kỹ năng cho các bé tại đây: TẬP CHO TRẺ NHỮNG KỸ NĂNG NÀY

KỸ NĂNG KHÁM PHÁ 

Các bé là những trang giấy trắng, ở độ tuổi này các con rất hứng thú với những trò chơi mới lạ, những công việc được bố mẹ nhờ giúp đỡ các bé sẽ rất hăng hái và làm theo. Vì vậy, ngoài các giờ học trên lớp bố mẹ nên thường tìm kiếm các trò chơi để kích thích não bộ cho bé, để các bé khám phá ra câu trả lời. Hình thành thói quen này bé sẽ đặt ra câu hỏi và mong muốn tìm kiếm câu trả lời. 

Làm thu hoạch, khám phá động cổ đại tại sở thú VAS

Làm thu hoạch, khám phá động cổ đại tại sở thú VAS

KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN

Các bậc phụ huynh thường bỏ quên kỹ năng này vì nghĩ các bé còn nhỏ cứ để bé thoải mái vui chơi, giấc ngủ cũng lộn xộn,… Đây là điều mà nhiều phụ huynh phụ huynh nên lưu tâm và có sự thay đổi dần trong thói quen của các em, phân bổ thời gian giờ cho hợp lý nào sẽ làm việc gì. Tạo dựng thói quen ngủ sớm, thức dậy sớm, giờ nào được xem phim giải trí,…

Hướng dẫn các bé giờ nào việc đó đúng nề nếp

Hướng dẫn các bé giờ nào việc đó đúng nề nếp 

KẾT 

Ngoài các kỹ năng được nêu trên, chương trình mầm non tại VAS sẽ có thêm nhiều các kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển về tư duy, ngôn ngữ và phát triển kỹ năng sáng tạo,… được lồng ghép trong suốt quá trình học để bé phát triển toàn diện nhất. 

Dù độ tuổi nào đi nữa các bé cũng sẽ có những kỹ năng sống nhất định cần phải biết để hình thành những thói quen tốt, phục vụ cho tương lai của sau này của các em. Các kỹ năng không phải ngày một ngày hai mà có thể hình thành ngay được, các em cần duy trì những kỹ năng trong một thời gian dài, hoặc cả đời để biến nó thành một thói quen. Đồng hành cùng bé là  ba mẹ người luôn dõi theo con trong từng bước đi, luôn mong cho các con trở thành một công dân tốt, giúp ích được cho xã hội.