Phương Pháp Học Anh Văn

Trường mầm non quận 3 hướng dẫn trẻ tập bơi

Bơi là một kỹ năng rất quan trọng chúng ta cần phải chú ý dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Điều này có thể cứu sống trẻ nếu trẻ không may bị rơi xuống nước đồng thời giúp trẻ phát triển thể chất. Dưới đây là những chia sẻ của trường mầm non quận 3 để bạn cũng có thể tự hướng dẫn trẻ tập bơi.

1. Tự tin chinh phục làn nước

Trước khi trẻ tập bơi bạn nên cho trẻ làm quen với làn nước bằng cách để trẻ tập thổi bóng nước. Hãy yêu cầu trẻ úp mặt vào nước và tạo ra những bong bóng nhỏ, nhớ dặn trẻ không được hít vào vì sẽ gây sặc nước. Bạn hãy để trẻ quen dần với việc này cho đến khi trẻ có thể giữ mặt dưới nước lâu hơn. 

Sau đó bạn có thể cùng trẻ chơi trò tìm các đồ vật dưới nước, để giúp trẻ làm quen dần với việc tiếp xúc với làn nước và mở mắt dưới nước.

2. Để con làm quen với môi trường nước

Làm quen với môi trường nước là rất quan trọng, giúp trẻ không còn cảm thấy sợ hãi khi phải tiếp xúc với môi trường nước nữa. Ban đầu bạn nên để trẻ đứng ở chỗ nước nông để trẻ cảm thấy được an toàn với nước. Đồng thời, trong lúc này bạn cần trò chuyện và chơi đùa với bé để giúp bé cảm thấy thoải mái và thấy việc đứng dưới nước chơi thú vị hơn. 

3.  Hướng dẫn trẻ đạp chân dưới nước

Ban đầu cha mẹ nên để con bám vào thành hồ bơi hoặc cầu thang ở hồ bơi, tay giữ chắc lấy người bé cho bé nổi trên mặt nước, sau đó hướng dẫn trẻ tập đập chân đều đặn dưới nước. Cha mẹ cũng có thể giữ hai cánh tay của trẻ và cho trẻ tập đập chân xung quanh hồ bơi. Nếu trẻ lớn, cha mẹ có thể để trẻ mang theo miếng phao đeo vào hai tay trong khi trẻ tập đập chân.

4. Tập tay cho trẻ

Để tập tay cho trẻ, cha mẹ hãy vòng tay giữ ngang thắt lưng hocajw là ngực của trẻ để trẻ tập chuyển động tay. Với động tác này, cha mẹ nên làm mẫu để cho trẻ tập theo. Sau khi trẻ đã tập thành thục cả hai động tác đập chân và tay bạn nên cho trẻ phối hợp cả hai động tác tay và chân cùng một lúc nhưng lúc này bạn vẫn cần hỗ trợ trẻ.

5. Cho trẻ bơi từng đoạn ngắn

Khi bạn cảm thấy bé đã thành thục kết hợp cả hai động tác tay và chân, bạn nên cho trẻ thử bơi từng đoạn ngắn. Trong lúc tập động tác này, bạn vẫn nên đứng gần bé để có thể hỗ trợ bé kịp thời. Dần dần thấy trẻ đã quen dần rồi bạn có thể tăng khoảng cách bơi cho bé.

>>> Xem thêm: Tiếng Anh mầm non có quan trọng không?

6. Dạy trẻ cách để thở

Khi thấy trẻ có thể bơi được xa hơn và bơi khá ổn rồi, bạn nên dạy trẻ cách để lấy hơi và thở trong khi bơi, nâng đầu và hạ đầu dưới nước trong khi bơi để lấy hơi và có thể bơi được xa hơn.

7. Hướng dẫn trẻ cách để nổi

Kĩ năng nổi là một trong những kĩ năng rất quan trọng. Nó giúp trẻ có thể nổi trên mặt nước khi bơi và đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong một số trường hợp khi mà trẻ không may rơi vào vùng nước sâu và quá xa bờ, trẻ bơi một đoạn sẽ cảm thấy mệt và khi đó kĩ năng nổi sẽ giúp trẻ nổi trên mặt nước để nghỉ lấy sức và bơi vào bờ.

8. Hướng dẫn trẻ nhảy từ trên bờ hồ xuống

Việc dạy trẻ cách nhảy từ trên bờ hồ xuống nước cũng rất quan trọng, bởi vì nếu trẻ nhảy không đúng cách nước có thể tràn vào miệng, tai, mũi, hoặc gây tổn hại đến mắt. 

Sau khi bé đã thành thục tất cả kỹ năng trên bạn có thể gia tăng khoảng cách dần dần với bé, để bé làm quen dần với việc bơi lâu trong nước. 

Cha mẹ cần kiên nhẫn và tập bơi cho trẻ từng bước một. Cha mẹ cũng nên lập một kế hoạch và lộ trình cụ thể để dạy trẻ bơi. Trong một, hai ngày đầu tiên bạn chỉ cần để trẻ làm quen với nước là đủ. Những ngày tiếp theo bạn cần ôn lại cho bé bài tập hôm trước và khi thấy bé đã thành thục các kĩ năng đó thì mới tiếp tục thực hiện dạy bé các kĩ năng mới. 

Ngoài ra, việc trẻ biết bơi nhanh hay chậm tùy thuộc nhiều vào cảm giác nước và khả năng của từng bé. Đó là lý do tại sao có trẻ biết bơi nhanh chỉ sau vài ngày nhưng có trẻ lại mất thời gian lâu hơn. Đối với những trẻ có dấu hiệu sợ nước, cha mẹ nên khuyến khích trẻ bằng cách cùng trẻ chơi nhiều trò chơi dưới nước để thu hút trẻ tham gia. Và khi trẻ tỏ ra thích thú với việc chơi đùa dưới nước, kỹ năng bơi lội của trẻ sẽ dần dần được hình thành một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, các trường mầm non quận 3 còn đưa ra một số lưu ý nhỏ dành cho các bậc cha mẹ khi dạy bơi cho trẻ:

– Luôn ở cạnh bé khi tập bơi (trên cạn, dưới nước).

– Mỗi bố/mẹ chỉ tập cho một bé.

– Không tập bơi khi trời lạnh, giông bão.

– Không tập bơi khi bé không khỏe (cảm, ho, sốt, …).

– Dùng nước sạch/Chọn bể bơi sạch.

– Khởi động tốt, cho bé uống đủ nước.

– Khi trời quá nắng, nên tập ở nơi có bóng râm.

– Nên có quần áo, mũ, kính bơi, nút tai (tùy lứa tuổi).

– Thời gian xuống nước tối đa mỗi lần là 30-45 phút (tùy tuổi).

– Ủ ấm khi lên bờ, tránh gió lùa.

– Tuân thủ quy định của bể bơi, nơi tập.

– Tắm tráng cẩn thận, thay quần áo sạch, khô.

– Sấy tóc, thấm tai, nhỏ nước muối vào mắt, mũi, họng.

– Không xuống nước khi bé mới ăn no.

Nếu bạn quá bận rộn với công việc của mình và không có thời gian để dạy trẻ tập bơi, bạn cũng có thể tham khảo các trường mầm non quận 3, nơi mà có hồ bơi để cho trẻ tập bơi tại đây với các giáo viên hướng dẫn bơi tại trường.