Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên được thông minh khỏe mạnh, nhưng để trẻ phát triển toàn diện thì không phải phụ huynh nào cũng biết cách. Dưới đây là một vài gợi ý của VAS gửi đến các bậc phụ huynh cùng tham khảo để gỡ rối cho câu hỏi trên nhé!
1. Ba mẹ phải luôn giữ tâm trạng vui vẻ khi bên cạnh trẻ
Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần được quan tâm và cần cảm thấy hạnh phúc. Bởi có như thế trẻ mới phát triển được toàn diện khả năng của mình và học tập được những kĩ năng sống toàn diện.
Đã có những nghiên cứu sâu rộng nhận ra một sự liên kết đáng kể giữa những người mẹ bị trầm cảm và kết quả tiêu cực ở những đứa con. Trầm cảm từ cha mẹ thực sự sẽ gây nên các vấn đề về hành vi ở trẻ em, và dẫn tới việc nuôi dạy con cái kém hiệu quả.
Vậy nên, nếu quan hệ giữa trẻ và bố mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc thì đây sẽ là dấu mốc quan trọng nhất trong tuổi thơ của trẻ, và chúng sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc khi cha mẹ vui vẻ, hòa thuận với nhau. Đó cũng là một trong các cách giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
>>> Xem thêm: Học phí trường mầm non quận 10 năm 2018
2. Trẻ cần được vui chơi lành mạnh
Phụ huynh đừng cố gắng tạo cho con các áp lực phải học tập thật giỏi để nổi bật ở trường. Ít bài tập về nhà nghĩa là trẻ được dành nhiều thời gian hơn để chơi. Theo các nhà nghiên cứu thì khi quá nhiều áp lực và không được vui chơi như độ tuổi, sẽ làm giảm sút tính hồn nhiên, thậm chí làm chậm quá trình phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ.
Do đó, ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống cần thiết thì bố mẹ cũng nên cho trẻ vui chơi với các bạn. Vui chơi là cách để trẻ hiểu các hoạt động trong nhóm thông qua sự chia sẻ, thương thảo, giải quyết xung đột, điều tiết cảm xúc và hành vi cũng như cách độc lập của bản thân mình.
3. Hài lòng với những gì con bạn đang sở hữu
Đừng đánh giá cao thành tích và đòi hỏi cao độ ở con cái về mọi thứ, như vậy sẽ có nhiều khả năng khiến trẻ bị trầm cảm, lo lắng. Khi bạn khen ngợi trẻ vì nỗ lực vượt qua khó khăn để có được các thành tích thì khi đó, trẻ sẽ muốn tiếp tục tham gia vào quá trình đó, chinh phục hết thử thách này đến những thử thách khác để ngày càng có những thành tích cao hơn.
Nếu trẻ có khả năng đạt được điều đó thì là quá tốt. Nhưng với những trẻ có tư chất bình thường thì bố mẹ không nên yêu cầu con quá cao. Hãy giúp con nhận ra những điều bình thường vẫn có thể hạnh phúc và nên hài lòng với những gì mình đang có mới là điều tuyệt vời.
4. Bồi dưỡng EQ của trẻ mầm non
EQ là chỉ số cảm xúc, chỉ số này của trẻ sẽ được bồi dưỡng và phát triển cùng với những trạng thái và hành vi tích cực, lạc quan của trẻ. Hãy dạy trẻ biết quan tâm và đồng cảm với những người xung quanh, biết chia sẻ lòng tốt với những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Cho trẻ tham gia vào các hoạt động từ thiện, chăm sóc động vật nhỏ và gần gũi với thiên nhiên để tạo cơ hội cho trẻ bồi dưỡng EQ của mình.
Trẻ được vui chơi với nhiều hoạt động, cảm thấy hài lòng với những gì mình có và được bồi dưỡng chỉ số EQ ngay từ độ tuổi mầm non chính là những điều giúp trẻ cảm thấy thật hạnh phúc trong cuộc sống mỗi ngày.
5. Trẻ mầm non cần rèn luyện thể chất
Nuôi dạy con khôn lớn thật mạnh khoẻ là mong muốn của đại đa số những ai làm cha mẹ. Do đó, tập trung phát triển thể chất cho con cũng là một vấn đề chiếm được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Sự rèn luyện thể chất thường xuyên sẽ giúp cho trẻ em duy trì một sự phát triển cân bằng và lành mạnh, đồng thời cũng kích thích sự phát triển của các giác quan của con một cách hiệu quả. Ở độ tuổi mầm non, khi con tự biết đứng dậy để chơi với một quả bóng cũng là lúc đứa trẻ đã có thể bắt đầu quá trình rèn luyện để phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc đời mình.
Trẻ em thường học từng loại kỹ năng ở một mốc độ tuổi nhất định. Và sau đây là các bước rèn luyện theo từng mốc phát triển của con mà cha mẹ có thể giúp con bắt đầu ngay khi có thể:
Bước 1:
Xác định các cột mốc phát triển mà bạn muốn con đạt được dựa trên độ tuổi. Bạn có thể tham khảo danh sách các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi từ các chuyên gia dinh dưỡng để biết thêm chi tiết.
Bước 2:
Viết ra một danh sách các hoạt động sẽ hỗ trợ sự phát triển thể chất của con cho mỗi mốc thời gian. Bạn cũng có thể chọn các hoạt động thay thế khác nếu trẻ không thực sự hứng thú với lựa chọn ban đầu. Ví dụ, với bóng chày, đứa trẻ sẽ được củng cố sức mạnh cơ bắp, tăng cường các kỹ năng vận động tổng thể cần thiết khi chạy về đích, vung gậy, và phối hợp tay và mắt nhịp nhàng thông qua việc đánh bóng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đảm bảo rằng các hoạt động cho con tập luyện này phù hợp với tình trạng thể chất và không quá mức đối với khả năng của con.
Bước 3:
Khuyến khích tính tự giác vận động ở trẻ em. Ví dụ, khi đi ra ngoài với con, đừng để trẻ ngồi xe đẩy mà hãy khuyến khích con tự đi bộ. Nếu con của bạn đã đủ lớn để tự ăn, hãy tập cho con dùng muỗng để tự ăn một mình.
Bước 4:
Nâng cao kỹ năng vận động của trẻ thông qua các hoạt động đòi hỏi sự khéo léo. Nếu con của bạn đã đủ tuổi, hãy để chúng sử dụng kéo và giấy để tạo ra các tác phẩm thủ công của mình. Việc này vừa có tác dụng giúp con rèn luyện tư duy nghệ thuật vừa giúp con rèn luyện sự khéo tay ngay từ khi còn nhỏ.
Bước 5:
Không gian thích hợp nhất để rèn luyện cho con các kỹ năng vận động để phát triển thể chất này tất nhiên là ở ngoài trời. Chính vì thế cả gia đình hãy thường xuyên cùng con tham gia chơi và tập luyện các môn thể thao yêu thích để bé vừa được tạo điều kiện phát triển tốt nhất mà cả nhà cũng có thêm thời gian gắn bó với nhau.
Có thể nói, phát triển thể chất đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ em bên cạnh sự phát triển về mặt nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm. Đó chính là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình khôn lớn từng ngày của con.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những thông tin khác về những kỹ năng sống mầm non dành cho lứa tuổi mẫu giáo nhé!