Phương Pháp Học Anh Văn

Trẻ mầm non học tập thông qua trò chơi như thế nào?

Trẻ mầm non là giai đoạn cần có sự dìu dắt của cha mẹ và phía nhà trường. Nhưng để hướng dẫn trẻ mầm non có thể phát triển tư duy toàn diện, đòi hỏi phải có phương pháp cụ thể. Dưới đây là những chia sẻ thú vị về một trong những phương pháp giáo dục trẻ mầm non. 

Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị sau do các trường mầm non tại tphcm chia sẻ nhé!

1. Biến việc học của bé thành một viên kẹo ngọt

Nếu biến việc học thành một viên kẹo socola ngọt ngào, có trẻ nào không thích không? Nếu biến việc học thành một viên thuốc đắng, làm sao trẻ thích được? Đó chính là điều cốt lõi nếu ba mẹ muốn giáo dục trẻ mầm non.

Chính bởi vì nắm được nguyên tắc này, các trường mầm non đã uyển chuyển tạo ra 1 trò chơi có tên là “Mở Cửa Hàng” để dẫn nhập trẻ vào các bài học trong không khí vui vẻ. Trò chơi là một hoạt động rất tốt, thông qua trò chơi dạy cho trẻ học được cách cộng trừ nhân chia, có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tính toán một cách hiệu quả, là phương pháp học “học mà chơi, chơi mà học” thực thụ. 

Các phụ huynh thường dạy trẻ tính toán bằng cách sử dụng 10 đầu ngón tay khi còn bé vì ở giai đoạn mẫu giáo trẻ đã có thể tiếp thu những bài toán đơn giản. Tuy nhiên, được một thời gian thì bé đâm ra chán. Điều này, đòi hỏi ba mẹ phải áp dụng phương pháp trên, để luôn đổi mới cách thức học và tạo ra sự thú vị, vì sự tập trung của trẻ con không thể nào bằng người lớn, nên ba mẹ không thể cứng ngắt dạy cho trẻ những nguyên tắc.

Đối với trường hợp trên, ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách tính toán bằng việc dắt con ra đi mua hàng, quá trình trao đổi, đưa tiền – trả tiền chính là cách trẻ đang âm thầm học những bài toán cơ bản mà ba mẹ muốn truyền đạt. Chưa kể điều này sẽ giúp con học được cách quản lý chi tiêu ngay từ khi còn nhỏ, sẽ rất có ích cho trẻ sau này khi lớn lên. 

Hoặc gia đình có thể tự tổ chức những trò mở cửa hàng cho bé và các bạn hàng xóm, hoặc cả nhà cùng chơi giải trí với bé. Dạy cho bé cách tính toán thông qua những trò chơi, giúp bé vửa học được cách tính toán vừa có sự nhạy bén linh hoạt hơn.

Lúc đầu gia đình có thể chơi phép cộng trừ trong phạm vi một trăm, sau đó lại kiến nghị bé, cho rằng một số đồ nào đó cần phải rất đắt, có thể định giá đến ba trăm, năm trăm ngàn. Qua thời gian, trẻ sẽ trở thành thiên tài toán học khi mới 4 – 5 tuổi đã có thể làm được phép tính cộng trừ trong phạm vi năm trăm, điều này cơ bản được học từ việc “bán hàng”.

2. Mở rộng trò chơi theo thời gian

Trò chơi mở cửa hàng có thể tiếp tục cho đến khi học lớp hai, lớp ba. Khi con học phép nhân và phép chia, ba mẹ có thể lén bổ sung thêm một số kiến thức trong trò chơi, ví dụ một chiếc bút chì chín ngàn, ba mẹ thử yêu cầu mua liền một lúc tám chiếc, hoặc là một gói bánh giá bốn ngàn, bên trong có mười cái, còn ba mẹ chỉ muốn mua ba cái. Như thế, con phải vận dụng kiến thức nhân chia của mình để tính toán. 

Quá trình “bán hàng” chính là quá trình trẻ không ngừng làm các “đề ứng dụng”, điều này rất có lợi cho việc gợi mở khả năng toán học cho trẻ. Giáo dục toán học không nên kéo ngay trẻ vào các con số trừu tượng, không nên lấy những phép tính khô khan để làm khó con trẻ. Phải để cho trẻ cảm nhận được con số qua trò chơi, để chúng cảm nhận được rằng tính toán không phải là những thứ trừu tượng, mà là những thứ hữu dụng tồn tại trong cuộc sống quanh ta, có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Con không phải là thiên tài đặc biệt gì, mà là những kiến thức có liên quan đã được con sử dụng từ lâu khi “mở cửa hàng”. Việc phải vắt óc khi làm “chủ cửa hàng” đã khiến khả năng tư duy toán học của con được nâng lên rõ rệt, khi học sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng.

Trẻ em có bản tính thích mô phỏng cuộc sống của người lớn. Vì thế, tại sao học tập cứ buộc phải “khổ”? Học tập cũng có thể tiến hành trong niềm vui. Hơn nữa, học tập được tiến hành trong niềm vui sẽ giúp trẻ học tốt hơn. Chúng ta đều mong muốn con em mình thích học, nếu biến việc học thành một viên sôcôla ngọt ngào, có trẻ nào không thích không? Nếu biến việc học thành một viên thuốc đắng, làm sao trẻ thích đưực?

3. Những điều cần lưu ý trong trò chơi “Mở Cửa Hàng”

Trước hết là không nên nói cho trẻ biết dụng ý của mình. Chơi trò chơi này, bố mẹ chơi là để cho trẻ học được cách tính toán, nếu bạn nói cho trẻ biết mục đích này, hoặc bị trẻ phát hiện ra, trẻ sẽ không còn hứng thú chơi nữa, cần phải để cho trẻ cảm nhận được rằng đây chỉ là một trò chơi, chỉ là để chơi thôi. Khi chơi với trẻ, người lớn cần chăm chú và nghiêm túc, coi mình là trẻ và chơi một cách say sưa, trong quá trình này không nên thuyết giáo điều gì, càng không nên trách mắng trẻ nếu con tính sai.

Hai là tránh để trẻ cảm thấy ngại ngùng. Trong quá trình ba mẹ chơi với bé, phải để trẻ cảm thấy thật tự nhiên. Đừng lấy kinh nghiệm sống của bạn để can thiệp vào tư duy của trẻ, trẻ không có khái niệm giá cả thị trường. Mục đích của chúng ta chỉ là để trẻ học được cách tính toán, không phải là dạy trẻ học đưực cách làm ăn, chính vì thế trẻ đưa ra giá bao nhiêu cũng không quan trọng. Trẻ hoàn toàn có thể đưa ra giá cho một kilogam gạo là hai trăm tệ, cũng có thể đưa ra mức giá bốn hào cho một chiếc nhẫn.

Thứ ba là không để phép tính làm khó trẻ. Một điều bố mẹ cần phải nhớ là, đây là trò choi, chứ không phải giờ học toán. Bố mẹ có thể thông qua việc “mua bán” để phát triển khả năng tính toán của trẻ, nhưng không nên vội vàng. Trong quá trình choi phải đặt niềm vui của trẻ lên hàng đầu, việc học đặt ở vị trí thứ hai. Độ khó của phép tính có thể nâng cao dần dần, nhưng không nên để phép tính quá khó ảnh hưởng đến niềm vui. Nếu trong quá trình mua bán trẻ liên tục cảm thấy phép tính khó, trẻ sẽ nản chí và mất hứng thú choi.

Bốn là không nên ép buộc con trẻ chơi. Không nên vì mục đích bắt trẻ học mà thường xuyến chơi một trò chơi. Sau khi tôi kể cho một số người nghe về trò chơi này, liền có người về nhà chơi với con hàng ngày. Lúc đầu trẻ còn có hứng thú, nhưng chơi liền ba ngày là không muốn choi nữa, bố mẹ liền dỗ ngon dỗ ngọt bảo phải chơi. Cũng có những lúc, vừa chơi chưa được bao lâu, chưa mua bán được gì, vì một lý do nào đó mà trẻ đột nhiên không muốn chơi nữa, lúc này bố mẹ cũng không nên bắt ép, chỉ cần trẻ thể hiện ra là không muốn chơi nữa, thì nên dừng lại ngay, để tránh làm cho trẻ cụt hứng vói trò chơi. Nếu bố mẹ tỏ ra quá tích cực trong trò chơi, dễ khiến trẻ phát hiện ra dụng ý của bạn.

Thứ năm là cố gắng dùng tiền thật. Con sẽ không hứng thú lắm vói tiền giả, chỉ cần con trẻ ý thức được rằng tiền có thể đổi lấy được thứ mà mình cần, sẽ rất có thiện cảm với tiền. Dùng tiền thật có thể giúp trẻ chơi một cách say mê hơn, chơi xong chú ý rửa tay là được.

Thứ sáu là cố gắng thay đổi cách chơi, cố gắng để cho mỗi lần chơi khác nhau. Thông thường trẻ muốn làm “chủ cửa hàng”, đặc biệt là lúc ban đầu. Sau vài lần chơi, để trò chơi luôn giữ đựợc sự mới mẻ, có thể đổi vai diễn cho trẻ, để trẻ làm người mua hàng. Cho dù ai làm khách hàng, đều có thể đóng các vai khác nhau, hình thành nên các tổ họp khác nhau, có lúc là cụ ông cụ bà, có lúc là bạn nhỏ, có lúc là bác sĩ hoặc cô giáo. Các đối tượng khác nhau có các sự việc và nhu cầu khác nhau, như thế sẽ có rất nhiều câu chuyện xảy ra. Ngoài ra còn có thể để cho các loại đồ choi trong nhà tham gia, như chó bông hoặc gấu bông… đến mua đồ

Đương nhiên là có người thay chúng nói chuyện và trả tiền. Ngoài việc “mở cửa hàng”, ba mẹ có thể bày thêm trò “bán rau”. Con sẽ được đổi vai làm chủ quầy hàng rau xanh, vẽ ra các loại hoa quả trên giấy, hoặc tìm các đồ vật thay thế. Thậm chí, phụ huynh có thể chuẩn bị cho con một chiếc cân đĩa nhỏ, bởi hồi đó loại cân mà những người bán rau hay dùng ở chự đều là cân tay bình thường.

Hoạt động “mở cửa hàng” đã gợi ý cho ta thấy: Phương pháp học kết họp vói cuộc sống sẽ cho hiệu quả cao hon, phưong pháp giáo dục bắt nguồn từ cuộc sống có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Dạy con học không nhất thiết là phải ngồi vào bàn học, chỉ cần lưu tâm một chút, ở đâu cũng có thể phát hiện ra cơ hội giáo dục. Ví dụ, khi dạy trẻ đếm từ 1 đến 10, nếu bạn chỉ đọc đi đọc lại những chữ số này, trẻ chỉ nghe thấy những âm tiết, thực ra trẻ không biết những âm tiết này đại diện cho cái gì, cũng không hiểu “1, 2, 3, 4” này là cái gì.

Nếu lúc bạn bế trẻ lên cầu thang, mỗi lần đều vừa đi vừa đếm số bậc cầu thang; lúc mở một hộp kẹo sôcôla, trước tiên nhất thiết phải đếm xem có bao nhiêu cái sau đó mói ăn. Tóm lại, mỗi khi đọc đến “1, 2, 3,4…”, luôn liên hệ vói một việc cụ thể nào đó, trẻ sẽ nhớ nhanh hon, đồng thòi hiểu được khái niệm về chữ số.

Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ khi giáo dục trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây