Phương Pháp Học Anh Văn

Tầm quan trọng của việc giáo dúc trẻ mầm non đúng cách

Dạy trẻ mầm non theo những dữ kiện xung quanh chúng từ cấp độ dễ đến khó là việc mà không những nhà trường, mà các bậc phụ huynh vẫn có thể tạo ra sân chơi cho bé ngay tại nhà.

Dưới đây là những chia sẻ thú vị của các trường quốc tế về tầm quan trọng trong giáo dục cho bé thông qua những dữ kiện. Các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu nhé!

1. Những dữ kiện thông minh

Cách tốt nhất cho trẻ nắm bắt được kiến thức khi còn nhỏ là tạo ra những tấm thẻ thông minh chứa những dữ kiện về một chuyên mục nào đó. Cái này ba mẹ có thể mua ở nhà sach hoặc tự thiết kế cho con ngay tại nhà.

Mỗi dữ kiện được gọi là một thẻ thông minh. Những dữ kiện này được sắp xếp theo mức độ phức tạp với tên gọi là Độ lớn của thông tin. Những chương trình này được bắt đầu với dữ kiện nhỏ, đơn giản đầu tiên và sau đó phát triển phức tạp dần lên cho đến mức độ phức tạp nhất là mức 10. Có 10 mức độ cho mỗi tấm thẻ thông minh. 

Ví dụ, khi trẻ học tới mức thứ 10 trong chương trình thông minh về các loài động vật có vú, các loài chim, các loài bò sát, các loài cá, các loài côn trùng và động vật lưỡng cư thì trẻ cũng đồng thời được học về ngành sinh vật học, lớp, hàng, họ, giống và loài. Nhờ vậy, trẻ biết được rằng động vật có vú, các loài chim, bò sát, cá và động vật lưỡng cư đều thuộc ngành động vật có xương sống; còn côn trùng thì thuộc ngành động vật chân đốt. Kết quả là trẻ nhỏ sẽ học được cách phân loại trên cơ sở khoa học của các loài sinh vật một cách vô thức. Trẻ sẽ chỉ đơn giản nghĩ rằng mình đang cùng mẹ tận hưởng một thời gian tuyệt vời, và đương nhiên, đó đúng là khoảng thời gian đẹp.

Cùng lúc đó, các bé cũng được học về sự phân tầng động vật – điều mà rất ít người lớn biết. Phần này của cuốn sách liệt kê ra 10 mục trong mỗi mảng kiến thức, như vậy là có tổng số một trăm mục. Chắc chắn một điều là, khi các bậc cha mẹ sử dụng một trăm mẫu này, họ có thể tạo ra một trăm, thậm chí một nghìn mục khác mà không phải tổn hao quá nhiều sức lực.

Nếu tạo ra các bộ thẻ trong mỗi mục này, chúng ta sẽ có một ngàn dữ kiện thông minh. Và bởi vì mỗi một dữ kiện nằm trong tổng số 10 dữ kiện thông minh (10 mức độ) có liên hệ tới một chương trình thông minh, vậy là chúng ta đang làm việc với mười ngàn dữ kiện. Nếu tính cả các dữ kiện thông minh, chúng ta thực sự sẽ có được con số mười một ngàn.

Từ tầm quan trọng của lượng kiến thức to lớn có được từ mỗi bộ thẻ của mỗi mục (trong tổng số một trăm) có thể thấy rằng, việc đưa ra các ví dụ điển hình về cách thức tạo ra một chương trình thông minh cũng như các ví dụ về cách thức quy định mức độ của thông tin là một hành động rất sáng suốt.

2. Quá trình sáng tạo ra những dữ kiện thông minh cho bé

Khi đã thiết lập được mạng lưới thẻ dữ kiện thông minh rộng lớn, các bạn hãy mở rộng Chương trình Thông minh của mình. Khi bạn đã dạy trẻ được một ngàn mẩu tri thức, bạn nên bắt đầu tạo ra Chương trình Thông minh. Mục tri thức thì thiết lập nên bề rộng của kiến thức trong một lĩnh vực, còn các Chương trình Thông minh thì tạo ra những mức độ tri thức tăng dần trong mục đó. Mỗi Chương trình mới trong một mục sẽ thêm vào một mức độ cao hơn, bắt đầu từ thông tin đơn giản nhất và kết thúc bằng thông tin phức tạp nhất. Hãy xem ví dụ sau về mức độ của những tấm thẻ thông minh:

– Mảng kiến thức: sinh học

– Mục: các loài côn trùng

– Dữ kiện thông minh: Ve định kì

– Mức độ 1: Nhiều con ve đập cánh, âm thanh phát ra nghe như tiếng nhạc.

– Mức độ 2: Những con ve trưởng thành không ăn gì cả, nhưng ở giai đoạn nhộng chúng sẽ uống nhựa cây.

– Mức độ 3: Nhộng ve sống trong đất từ 13 đến 17 năm, trước khi chui lên mặt đất và thành côn trùng có cánh.

– Mức độ 4: Khi con ve trưởng thành chuôi ra khỏi mặt đất, chúng lột bỏ lớp vỏ nhộng đi.

– Mức độ 5: Lớp vỏ nhộng của chúng có thể tìm thấy trên các vỏ cây hoặc các bề mặt cứng.

– Mức độ 6: Loài ve này sống chủ yếu ở khu vực phía Đông nước Mỹ.

– Mức độ 7: Một con ve sầu có chiều dài lên đến 3 cm.

– Mức độ 8: Con ve trưởng thành đẻ trừng sau khi lên mặt đất được 3 ngày.

– Mức độ 9: Tên khoa học của loài này là ”dế thần kỳ” và thứ hạng khoa học của loài này là 17

– Mức độ 10: Chúng thuộc Lớp côn trùng, Bộ có cánh, Họ ve sầu, Giống Magicicada, Loài Magicicada septendicim.  

Có rất ít người trưởng thành biết được khái niệm lơ mơ về sự tồn tại của ngành, lớp, thứ tự, giống và loài sinh học; họ cũng chẳng quan tâm là có những gì trong các tầng phân loại đó. Đa số trẻ nhỏ đều rất hứng khởi khi biết được tên khoa học đầy đủ của loài gấu xám Bắc Mĩ dữ tợn là Ursus Horribilis. Đặc biệt là trẻ rất thích khi bố mẹ đưa ra tấm thẻ có hình của chúng kết hợp với bộ mặt hung dữ và chất giọng đầy đe dọa khi nói rằng loại gấu đó là thuộc loài URSUS HORRIBILIS.

Rõ ràng là các mức độ của thông tin sẽ tiếp tục phát triển và chỉ bị giới hạn bởi trình độ kiến thức trong một lĩnh vực nào đó của con người ở thời điểm hiện tại mà thôi. Khi bắt đầu các Chương trình Thông minh, bạn nên nhắm vào việc thiết lập phạm vi kiến thức trong các mục mà bạn sử dụng.

Hoàn thành xong bước này, bạn sẽ bắt đầu xây dựng các mức độ khó hơn ở tất cả các mục. Với mức độ tăng dần như thế, các thông tin trong mỗi Mục sẽ bắt đầu có nhiều điểm trùng nhau. Kết quả là bạn đã có một chương trình với hệ thống kiến thức to lớn mà trong đó không có thông tin mới nào lại không có liên quan tới các thông tin khác. Vào thời điểm tiến đến giai đoạn này, bạn sẽ nhận ra rằng bạn càng dạy trẻ nhiều bao nhiêu thì khả năng tiếp thu của trẻ càng tăng bấy nhiêu. Và đây quả là giai đoạn tuyệt vời đối với cả bạn và trẻ.

3. Đặc điểm của một chương trình thông minh 

Một Chương trình Thông minh phải có tính chính xác. Nó là một dữ kiện chứ không phải là một quan điểm hay một giả định. Ví dụ: “George Washington là vị tổng thống đầu tiên của nước Mĩ” là một Chương trình Thông minh; nhưng “Jachary Taylor là một vị tổng thống tồi” thì lại không phải, vì đây là một quan điểm.

Một Chương trình Thông minh phải rõ ràng. Ngôn từ phải được dùng một cách rõ ràng và trực tiếp để tránh bất kỳ sự hiểu sai nào. Ví dụ “Báo gepa là loài động vật có vú nhanh nhất trên Trái Đất” là một lời phát biểu rõ ràng và không ai có thể hiểu sai được. Các Chương trình Thông minh có thể được sử dụng để gắn kết các mục bị loại lại với nhau. Ví dụ, với thông tin “George Washington được sinh ra ở Virginia”, nếu trẻ đã biết George Washington và cũng đã biết bang Virginia thì thông tin này quả là tuyệt vì nó đã kết hợp chặt chẽ hai mục dường như chẳng có gì liên quan đến nhau. Khi cả bạn và trẻ khám phá ra nhiều cách hơn nữa để liên kết các mục với nhau thì sự hứng khởi tìm tòi những mối quan hệ mới sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Chương trình Thông minh phải có tính thân thuộc. Câu nói “Bach được coi là người thầy của dòng nhạc fagu” (thể loại âm nhạc phức điệu) là hoàn toàn đúng, nhưng nếu coi đây là chương trình đầu tiên về Bach thì nó lại mang tính riêng tư nhiều hơn. Nếu bắt đầu bằng câu “Bach có 23 đứa con” thì bạn sẽ tiến gần hơn và nhanh hơn đến với những điều bạn muốn. Bạn có thể dễ dàng quay trở lại và đưa ra các thông tin phức tạp hơn về người đàn ông có 23 đứa con. Nói tóm lại, bạn cần thông tin ở mức độ ban đầu để mở ra những cánh cửa tri thức cho trẻ. Để khiến trẻ có ý muốn khám phá những cánh cửa đó, chương trình giảng dạy ban đầu của bạn phải dựa trên những dữ liệu mà trẻ đã thân thuộc. Và sau đó, bạn có thể bổ sung những mảng dữ liệu khó hơn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Chương trình Thông minh còn phải thú vị nữa. Sự thật là thành phố Philadelphia có diện tích là “x” mét vuông, nhưng thông tin đó cũng chẳng có nghĩa lý gì nếu như không phải bạn đang thực hiện một Chương trình Toán học và nội dung chủ chốt mà bạn muốn hướng tới là mét vuông. Sẽ thật thú vị biết bao nếu trẻ biết rằng “Philadelphia là quê hương của Chuông Tự do” (hoặc “… là qu. Nếu bạn thấy một dữ liệu là khô khan và vô nghĩa, khả năng lớn là trẻ cũng sẽ cảm nhận như vậy. Tốt nhất bạn nên tìm những thông tin khiến bạn hứng thú, bởi đó cũng là những thông tin trẻ quan tâm.

Chương trình Thông minh phải mang tính hài hước khi cần thiết. Yếu tố hài hước thường không được đánh giá cao trong tất cả các công cụ giảng dạy. Thông tin “Tchaikovsky đã dùng tay trái để giữ cằm và tay phải để điều khiển dàn nhạc vì ông sợ cái đầu của ông sẽ rơi xuống” lại chứng tỏ có tác động mạnh hơn tới những em nhỏ trong Viện Evan Thomas hơn hầu hết tất cả các Chương trình Thông minh khác. Thế giới của chúng ta có đầy rẫy những sự kiện thú vị, bạn hãy tận dụng chúng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho ba mẹ trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ và tìm ra được cách thức phù hợp để giúp các bé nhà mình phát triển toàn diện. Ngoài ra phụ huynh có thể tham khảo thêm những thông tin đáng giá khác về cách giáo dục bé ngay tại đây nhé!