Phương Pháp Học Anh Văn

Phương pháp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ tại nhà

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có cần thiết cho quá trình phát triển tri thức và sự nghiệp trong tương lai của trẻ sau này? Cách giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần biết là gì? Để giải đáp được thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Cách giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ ba mẹ nên biết

Lứa tuổi mầm non là thời điểm trẻ đã bắt đầu hình thành cũng như phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Vậy nên, để giáo dục những kỹ năng xã hội cho trẻ tốt nhất thì ba mẹ cần chọn các phương pháp hợp với độ tuổi và tính cách trẻ.   

Giáo dục những kỹ năng xã hội cho trẻ

1. Đọc sách cùng trẻ hàng ngày 

Sách là nơi chứa cả 1 kho tàng kiến thức lớn và có thể chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực dành cho ba mẹ. Các nội dung được soạn từ sách đã được tích lũy, chọn lọc và biên tập kỹ càng nên việc truyền đạt cũng sẽ khá dễ hiểu, giúp bé tiếp thu nhanh chóng. Vậy nên, đọc sách cùng trẻ hàng ngày sẽ là cách giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho bé hiệu quả. Phương pháp này không những giúp trẻ tiếp thu được kiến thức mới, mà còn giúp cho tình cảm gia đình khắng khít hơn.

2. Tập cho trẻ thói quen tốt

Với trẻ ở lứa tuổi mầm non, việc lặp lại liên tục 1 việc nào đó có thể chính là phương pháp giáo dục giúp cho bé nhớ được tốt nhất. Nếu ba mẹ hướng dẫn trẻ 1 lần và không cho bé cơ hội thực hành vào lần sau, thì trẻ sẽ rất nhanh quên, và không hiểu để vận dụng được. Vậy nên ba mẹ cần cố gắng tập luyện cho trẻ các thói quen tốt bằng việc để trẻ làm thường xuyên hàng ngày. Các thói quen tốt sẽ hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện hơn trong tương lai và thành 1 công dân tốt trong xã hội.

3. Trò chuyện cùng trẻ thường xuyên về sự quan trọng của tình cảm kỹ năng xã hội

Để cho trẻ hình thành được 1 tư duy tích cực về các kỹ năng xã hội, ba mẹ cần dành nhiều thời gian nói chuyện cùng trẻ. Ba mẹ nên chia sẻ với bé về sự quan trọng của nhiều kỹ năng xã hội để bé hiểu được tại sao lại phải rèn luyện kỹ năng đó. 

Khi đã hiểu được ưu điểm và vai trò của các kỹ năng xã hội, bé sẽ thực hiện mọi việc tự nguyện và vui vẻ hơn, nâng cao được  hiệu quả của giáo dục. Ba mẹ cũng nên chú ý rằng, hãy giải thích với trẻ bằng các câu chuyện hay lời lẽ dễ hiểu chứ tránh nói sâu xa, khó hiểu. 

Ba mẹ nên chia sẻ với bé về sự quan trọng của nhiều kỹ năng xã hội

4. Động viên và thường xuyên dành lời khen cho trẻ

Lời động viên cổ vũ tinh thần và các lời khen của ba mẹ cho bé sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Các lời động viên sẽ tạo ra nguồn động lực cho bé tiếp tục cố gắng. Vậy nên, mỗi khi bé làm điều gì tốt thì ba mẹ hãy dành lời khen cho bé thật chân thành để bé vui vẻ và cảm thấy việc mình làm có ích. 

5. Dạy trẻ những kỹ năng xã hội qua tình huống thực tế

Lý thuyết luôn phải đi đôi với thực hành. Việc dạy trẻ thông qua các tình huống thực tế luôn mang lại hiệu quả cao. Qua những tình huống thực tế, trẻ sẽ được trực tiếp trải nghiệm, hiểu và nhớ lâu hơn. Trẻ sẽ hiểu được bản chất của sự việc và biết cách áp dụng các điều đã được học vào thực tế sau này. Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia vào những hoạt động đóng vai hay cho trẻ tham gia những hoạt động ngoại khóa để có cơ hội trải nghiệm những điều mới.

Lý thuyết luôn phải đi đôi với thực hành

Xem thêm: 10 lời khuyên hữu ích giúp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé

Giáo dục kỹ năng xã hội tại trường Quốc tế Việt Úc (VAS)

Trường Quốc Tế Việt Úc (VAS) có lộ trình được làm dựa theo những giai đoạn phát triển của bé và mục tiêu phát triển kỹ năng toàn diện cho trẻ mầm non. Lộ trình phát triển kỹ năng tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ mầm non tại Trường Quốc Tế Việt Úc có những bậc Early Years khác nhau.

Bậc Early Years 1, VAS tập trung phát triển hoạt động thể chất và các kỹ năng đơn giản cho bé như kiểm soát bàn tay và ngón tay, phối hợp với giác quan và dụng cụ ăn uống thông thường. 

Bậc Early Years 2, VAS tăng cường cho bé khả năng nhận thức về độ an toàn, phát triển thể chất cũng như khuyến khích bé thể hiện cảm xúc, tình cảm riêng cá nhân thông qua những trải nghiệm nghệ thuật. 

Bậc Early Years 3, VAS tập trung vào giáo dục và phát triển cảm xúc của bé theo cấp bậc xã hội và khuyến khích trẻ tham gia vào nhiều trò chơi vận động, thói quen ăn uống lành mạnh. 

Bậc Early Years 4 là giai đoạn cuối của bậc mầm non và giúp cho bé phát triển toàn diện trong mỗi nhóm kỹ năng. Bé được tham gia vào những hoạt động thể chất có mức độ khó cao hơn, học sinh hoạt độc lập và phát triển kỹ năng xã hội. Trẻ sẽ được khuyến khích sáng tạo trong không gian nghệ thuật.

Lời kết

Thông qua những chia sẻ ở bài viết trên, hy vọng các ba mẹ sẽ biết cách xây dựng, giúp đỡ rèn luyện phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, đồng thời có cái nhìn rõ hơn về cách giáo dục tại trường Quốc Tế Việt Úc Từ đấy, ba mẹ có thể cân nhắc chọn ngôi trường quốc tế phù hợp cho sự phát triển từng ngày của trẻ.