Phương Pháp Học Anh Văn

Những cách nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ mầm non

Trẻ mẫu giáo là những búp măng non đang cần được vun đắp. Dưới đây là những cách giúp ba mẹ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ ngay từ khi còn bé do các trường mầm non nước ngoài đã áp dụng vào việc giáo dục mầm non.

Hãy cùng tìm hiểu xem các trường mầm non ở tphcm đã đút kết và chia sẻ những gì đến ba mẹ nhé!

1. Khi trẻ có tình yêu thương, trí tuệ sẽ phát triển

Bạn đã thật sự hiểu mối quan hệ giữa yêu thương, trí tuệ và bộ não chưa? Trí tuệ làm cho bộ não hoạt động. Còn tình yêu làm cho trí tuệ hoạt động. Tình yêu của mẹ là động lực thần kì để chữa lành. Trừ khi bộ não bị khép kín của một đứa trẻ được mở ra, em bé này mới có thể nhận dược một nền giáo dục tuyệt vời.

Tình yêu vô điều kiện của mẹ khai mở tâm trí cho con mình. Tình yêu này không cần có sự đánh đổi. Đây không phải là tình yêu mà mẹ chỉ dành cho con khi con được điểm cao, hoặc mẹ sẽ yêu con ít đi hoặc sẽ chỉ yêu anh chị của con nếu con bị điểm thấp. Tình yêu vô điều kiện nhấn mạnh “Bố mẹ hạnh phúc chỉ bởi vì con ở đây”. Đây là nền tàng của việc nuôi dạy con cái. Nếu bố mẹ có thể quay lại và làm tốt điểm này, bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Khi một em bé có những vấn đề về hành vi, đây là dấu hiệu bé đang khát khao tình yêu vô điều kiện của bố mẹ.

Không có bộ não bẩm sinh nào thể hiện khả năng ghi nhớ kém hoặc không có thành tích học tập tốt. Không có bộ não nào kém cỏi. Ngay cả một bộ não bị tổn thương hoặc kém phát triển, bị đánh giá là không có khả năng hoạt động tốt, vẫn có thể phát triển nếu tâm trí được khai mở.

2. Yêu thương là yếu tố cốt lõi trong việc nuôi dưỡng trẻ

Nền tảng thiết yếu của quá trình dạy dỗ con là ba mẹ giúp con cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ dành cho mình. Tình yêu của ba mẹ làm cho con phát triển nhiều mặt. Thiếu đi tình yêu, những khả năng tiềm ẩn của con người không thể bộc lộ và phát triển.

Ở Đức, khi chế độ phát xít còn tồn tại cùng với sự ra đời của thuyết “dân tộc thượng đẳng”, những đứa trẻ được dự đoán là thông minh sẽ bị tách khỏi bố mẹ ngay khi chào đời. Những đứa trẻ này được học chương trình giáo dục đặc biệt cấp quốc gia. Cuộc thù nghiêm thất bại với kết quả không có đứa trẻ nào tiến bộ hay phát triển nổi trội hơn. Những đứa trẻ đáng thương bị tách ra khỏi bố mẹ từ khi mới lọt lòng và lớn lên mà không biết mặt thậm chí chẳng hề biết cả tên của người đã sinh ra mình. Chúng không hề cảm nhận được tình yêu thương, bởi vậy, trái tim và tâm hồn chúng đã phát triển một cách lệch lạc. Gần đây, tôi có xem chương trình truyền hình về những đứa trẻ này, nay đã ở tuổi trưởng thành và họ đều đang phải chịu đựng cảm giác đau khổ, buồn bã.

Ngược lại, những đứa trẻ dù thiểu năng bẩm sinh vẫn có thể cải thiện tình trạng của mình nếu nhận được tình yêu thương đầy đủ của ba mẹ. Ở nhiều Viện Giáo dục shichida, nơi mà trẻ em được theo học phương pháp giáo dục não phải (phương pháp giáo dục dựa trên nền tảng tình yêu thương), có rất nhiều câu chuyện kể về những em bé thiểu năng đã phát triển tuyệt vời như tất cả những bạn cùng trang lứa.

3. Những ví dụ điển hình về tình yêu thương ở trẻ

Một bé mười sáu tháng tuổi bị chẩn đoán là tự kì học ở trường chúng tôi. Để kiểm tra sự phát triển của con, bố mẹ của bé thường xuyên đưa bé đến khám bác sĩ tại thành phố Tokyo và một trung tâm y tế tại Shizuoka. Ba tháng sau khi học tại viện, bố mẹ đưa bé đi khám lại. Bác sĩ đột nhiên phát hiện ra cậu bé là một thiên tài hiếm có và vị bác sĩ này muốn biết thêm thông tin về khóa học cậu đang được tham gia. Ở trung tâm Shizuoka, nhân viên y tế nói với bố mẹ cậu bé rằng cậu chỉ cần quay lại khám đinh kỳ bốn tháng một lần. Chính quyển địa phương thông báo với bố me bé rằng họ sẽ dừng chu cấp khoản tiền viện trợ do khuyết tật của bé. Nhờ việc trải qua phương pháp giáo dục náo phải (phương pháp giáo dục dựa trên tình yêu thương) mà cậu bé đã đạt được sự thay đổi ngạc nhiên trong một khoảng thời gian ngắn.

Shinji là một cậu bé có những biểu hiện tự kỉ, theo học tại trường từ tháng Mười năm 1996. Ấn tượng đầu tiên của cô giáo về cậu bé là cậu có những biểu hiện cáu kỉnh. Me của Shinji muốn bằng mọi cách tránh việc gửi cậu bé vào trường dành cho trẻ đặc biệt khi cậu tới tuổi vào lớp Một vào tháng Tư tới. Cô giáo đã có lời khuyên gửi tới mẹ bé như sau: “Chị không nên quá tập trung vào mục tiêu đó. Điều quan trọng hơn bây giờ là suy nghĩ thật lạc quan và vui vẻ với Shinji”. Sau đó cô giáo hướng dẫn mẹ làm thế nào để tập trung vào việc truyền tải tình yêu thương đến con. Khoảng một tháng sau buổi học đầu tiên, cô giáo nhận thấy Shinji không còn tỏ ra cáu kỉnh nữa. Cô giáo cũng không còn nhớ đến chuyện xếp lớp cho bé ở trường tiểu học cho tới khi người mẹ thông báo rằng Shinji đã được vào lớp bình thường.

4. Trái tim và tâm hồn là 2 nhân tố quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ

Khi nuôi nấng một đứa trẻ, điều cần thiết là giữ cho con có một tâm hồn rộng mở. Thông thường, trẻ em không có khả năng sử dụng những khả năng tiềm tàng nếu chúng có những hình ảnh tiêu cực về bản thân trong tiềm thức. Vô tình, các bé tin rằng điểm số kém, ốm yếu hoặc khả năng hạn chế của chúng sẽ làm bố mẹ buồn lòng. Nếu bạn có thể bỏ những suy nghĩ tiêu cực và giúp con nhận thức được khả năng bẩm sinh của mình, con sẽ bắt đầu biết sử dụng những khả năng này. Bước tự chuyển biến này là một nấc thang quan trọng trong con đường tới thành công của bé.

Nếu con cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, cánh cửa tâm hồn con sẽ rộng mở. Khi bố mẹ biết cách truyền tải tình yêu thương và chữa lành vết thương tâm hồn con, đứa trẻ sẽ bắt đầu thay đổi mạnh mẽ.

Ví dụ, Daisuke đang học lớp Năm. Bố mẹ bé tự hỏi tại sao điểm số của cậu lại kém như vậy, đặc biệt là so với em gái học lớp Ba và em trai học lớp Một. Mẹ cậu bé đến buổi thuyết trình của tôi và tôi nhận ra rằng người mẹ đang vô tình làm tổn thương tâm hồn con trai mình. Đêm đó, mẹ cậu ôm chật cậu trong lòng và xin lỗi con vì đã nhìn nhận cậu một cách tiêu cực và nói những lời khó nghe làm con buồn. Mẹ cậu còn nói với cậu rằng từ trong sâu thẳm trái tim, bà yêu cậu rất nhiều. Sau đó một thời gian ngắn, mẹ cậu bé vô cùng ngạc nhiên vì cậu bắt đầu có tỉ lệ chọn phương án đúng cao hơn rất nhiều so với hai em của mình trong các trò chơi phát triển não phải (điển hình là trò chơi giác quan và luyện trí nhớ). Điều này giúp cậu bé cảm thấy tự tin và điểm số ở trường của cậu cải thiện nhanh chóng.

Bố mẹ cậu đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng cậu có một trí nhớ tồi. Chính bởi vì vết thương trong lòng, cậu bé khép mình lại trong chiếc vỏ ốc. Khi bố mẹ gửi đến cho cậu một thông điệp yêu thương vô điều kiện và khen ngợi, cậu thay đổi nhanh chóng và thành một em bé thông minh và rất đáng yêu.

5. Bộ não: Cơ quan quan trọng trong việc giáo dục trẻ

Tâm trí và bộ não có quan hệ mật thiết với nhau. Các chức năng của não hoạt động nhu thế nào phụ thuộc vào tâm trí. Nếu não bô của các bé hoạt động tốt, thì các bé có thể hồi phục sau những chấn thương thể chất và tinh thần hoặc cải thiện điểm số ở trường.

Não bộ con người được phân thành hai phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Phán não trung gian nằm ở giữa hai bán cầu. Phần não trung gian ở vị trí trung tâm của não bộ, điều hành chức năng tạo động lực theo đuổi mục tiêu và khả năng tự chữa lành. Cơ chế hoạt động của phần não trung gian đã được thiết lập từ khi trẻ mới sinh ra.

Cụ thể hơn, phần não trung gian bao gồm hai vùng: vùng đồi não và vùng dưới đồi. Đầu tiên, vùng đồi não là nơi tập trung các dây thần kinh hoạt động. Vùng dưới đồi điều khiển các thông tin mang tính cảm xúc, ví dụ nhu từ chối bất cứ thông tin nào gây khó chịu. Đây là cơ chế mà não bộ sử dụng để ngăn chặn những thông tin mang lại cảm xúc tiêu cực. Nếu việc từ chối tiếp nhận thông tin này xảy ra thường xuyên, một phản ứng sinh học tiêu cực hình thành và não bộ sẽ không còn có khả năng phản hồi trước bất cứ loại thông tin nào nữa. Một khi xu hướng hành vi này được định hình ở vùng đồi não, thì vùng dưới đồi, nơi điều khiển hệ thống thần kinh độc lập không thể hoạt động tốt. Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Một bộ não thiểu năng xuất hiện vì não bộ dừng hoạt động ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Tâm hồn của một em bé có bộ não không hoạt động tốt thường sẽ trở nên khép kín. Nếu cha mẹ có những ý nghĩ tiêu cực, và đối xử với trẻ bằng những cảm xúc và ngôn ngữ tiêu cực não bộ của trẻ sẽ không thể thực hiện tốt các chức năng. Vùng đồi não sẽ bưng bít lại mọi cánh cửa phát triển tâm hồn của trẻ, từ chối tiếp nhận các thông tin tiêu cực (suy nghĩ của bố mẹ). Sau đó, khu não trung gian nơi đóng vai trò trung tâm của sự thông thái sẽ càng không thể hiện những chức năng tuyệt vời của mình.

Tham khảo thêm những cách để nuôi dạy trẻ khoa học ngay tại đây nhé!.