Trẻ mầm non cũng có những đặc quyền riêng và những tài năng riêng, liệu ba mẹ đã nhận ra vai trò của mình ngoài việc nuôi nấng thể chất cho trẻ thì ba mẹ cần phải làm thêm những điều gì?
Hãy cùng khám phá những chia sẻ sau đây của các trường mẫu giáo quốc tế gửi đến quý phụ huynh nhé!
1. Vai trò của ba mẹ trong việc giáo dục trẻ
Mỗi phụ huynh nên dành một chút thời gian trong ngày, hoặc một tiếng một ngày hay cả ngày, để đóng một vai trò thiết thực trong việc dạy dỗ chính con cái của mình. Bạn có thể trao cho con mình kiến thức quý báu và chia sẻ niềm vui khôn xiết trong 15 phút mỗi ngày. Bạn sẽ tìm được niềm hạnh phúc chân thành nhất khi làm điều đó.
Một trong những việc bạn có thể làm được với một chút đầu tư thời gian là dạy đứa con nhỏ của bạn về tự nhiên. Vì việc bé biết về 50 loại chim phổ biến, 50 loại cây, 50 loại hoa, 50 loại cây bụi, 50 loại động vật, 50 loại côn trùng và 50 loại rắn sẽ mang lại cho bé một cuộc sống vô cùng thú vị. Điều đó còn giúp con bạn thật đáng ngưỡng mộ trong mắt bạn bè ở các độ tuổi 5, 15, 50 và 70 vì rất ít người biết về những sinh vật và cây cỏ trong địa phương mà họ sinh sống. Thật là quá kỳ lạ vì các trường hiếm khi dạy nghiên cứu về tự nhiên.
Một lợi thế khác là chính trong lúc dạy cho con các tấm thẻ chứa các “bit” thông minh về thiên nhiên, bạn cũng sẽ học được nhiều điều và trở nên yêu thích thế giới quanh bạn nhiều hơn. Bạn sẽ không học nhiều hoặc nhanh được như đứa con 2 tuổi của bạn, nhưng trong quá trình dạy bé, bạn sẽ học được rất nhiều điều mà bạn không biết.
Để làm được những điều trên thì việc đầu tiên còn quan trọng hơn điều thứ hai, thế nên chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi vì sao bạn nên làm việc đó. Bạn nên làm việc đó vì nó là cơ sở cho mọi khả năng hiểu biết mà khả năng hiểu biết là đặc quyền từ lúc sinh ra.
2. Những đặc quyền sẵn có ở trẻ mầm non
Mỗi đứa trẻ sinh ra vốn đã sẵn có quyền được thông minh xuất chúng. Đó không phải là quyền do Chính phủ, luật pháp trao cho mà đó là Quyền lực Tối thượng mà chính Tự nhiên, hay Đấng sáng tạo ban tặng cho một đứa trẻ. Đặt bên cạnh quyền được thông minh hiểu biết, tất cả các quyền khác đều bị lu mờ, trở thành không đáng kể và chỉ có thể thực hiện trong một giới hạn nhất định.
Mà mức độ của giới hạn đó tương ứng mức độ giới hạn của trí tuệ. Tất cả các tạo vật khác trên Trái Đất, dù xinh đẹp và có khả năng phi thường đến đâu, đều là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Con người không thể (nếu không có sức sáng tạo tài tình) bay như đại bàng, bơi như cá mập, leo trèo như khỉ, chạy như báo, nhào lộn như chim ruồi, hay thậm chí đào đất như chuột chũi. Những sinh vật này, giống như mọi loài khác, tồn tại nhờ khả năng đặc biệt của mình.
Những khả năng đặc biệt đó mang trong mình sự giới hạn của chính chúng. Các sinh vật kém hơn con người tồn tại nhờ leo trèo nhanh nhẹn và dễ dàng trên cây để chạy trốn kẻ thù, chúng làm điều đó một cách xuất sắc, giới hạn của chúng nằm chính ở đó. Nếu thay đổi khí hậu khiến cây cối biến mất, thì những sinh vật tồn tại nhờ leo cây cũng sẽ tuyệt diệt. Khủng long đã thích ứng rất tuyệt vời với môi trường sống của chúng và khi môi trường đó biến mất, khủng long cũng biến mất theo; hàng nghìn sinh vật khác sống dựa trên khả năng đặc biệt của mình cũng vậy.
Mặt khác, nhờ vào trí tuệ, con người lại hiểu biết rất rộng. Con người là sinh vật duy nhất trong bốn tỉ năm lịch sử Trái Đất có sẵn trong mình hạt giống của sự diệt vong cũng như niềm hạnh phúc cho chính mình. Họ lựa chọn thái cực nào cũng là do sản phẩm trí tuệ của chính họ. Mọi đứa trẻ được sinh ra với quyền có khả năng hiểu biết do tự nhiên ban tặng. Hơn 200 năm trước, chỉ cách Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người tám dặm theo đường chim bay, một nhóm người kiệt xuất đã ngồi lại và tạo ra một bước ngoặt lịch sử. Họ đã mơ một giấc mơ.
Họ đã thảo một văn bản rất ngắn, một thứ tiếng Anh tuyệt đỉnh không chỉ do những điều siêu phàm mà văn bản đó nhắc tới, mà còn do cách thể hiện trang nhã, giản đơn của nó. Chúng tôi coi những chân lý này là hiển nhiên; Rằng tất cả mọi người đều bình đẳng; Rằng họ đều được Đấng sáng tạo ban cho một số quyền không ai xâm phạm được; Rằng những quyền đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Vì rằng không có trí tuệ sẽ không có cuộc sống, tự do, hay mưu cầu hạnh phúc đích thực. Một trí tuệ hạn chế sẽ chỉ có những cách sống, cách tự do và cách mưu cầu hạnh phúc hạn chế.
Một trí tuệ trung bình sẽ có những cách sống, cách tự do và mưu cầu hạnh phúc trung bình. Một trí tuệ vô biên (cũng là đặc quyền từ lúc sinh ra của mọi đứa trẻ) sẽ có những cách sống, cách tự do và cách mưu cầu hạnh phúc không giới hạn. 165 năm sau, một lần nữa, trong một khoảnh khắc giữa những sự kiện gây chấn động, Franklin Roosevelt(1) đã được truyền cảm hứng để đề xuất với Quốc hội trong bài Diễn văn liên bang thường niên của mình rằng:
– Chúng ta hướng tới một thế giới được thiết lập trên bốn quyền tự do chính yếu của con người.
– Đầu tiên là Tự do Ngôn luận – ở mọi nơi trên thế giới.
– Thứ hai là Tự do Tín ngưỡng theo cách riêng của mỗi người – ở mọi nơi trên thế giới.
– Thứ ba là Tự do Thoát khỏi đói nghèo – ở mọi nơi trên thế giới.
– Thứ tư là Tự do Thoát khỏi sợ hãi – ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Nếu không có quyền được hiểu biết thì quyền tự do ngôn luận, tự do tôn thờ, tự do thoát khỏi nghèo đói, tự do thoát khỏi sợ hãi đều chỉ là những điều khôi hài và sáo rỗng. Quyền bất khả xâm phạm nhất trong tất cả các quyền cho mọi đứa trẻ mới chào đời là quyền được hiểu biết. Đó là quyền bẩm sinh, nó đã được cấy vào trong gen của Nhân loại. Đó là đặc quyền từ khi mới sinh ra của con người.
Tất cả trẻ em đều biết điều đó – ngay từ lúc sinh ra. Tất cả trẻ em đều đòi hỏi phải được cực kỳ hiểu biết. Tất cả trẻ em đều có thể trở nên cực kỳ hiểu biết. Tất cả trẻ em đều có cơ hội trở nên cực kỳ hiểu biết. Tất cả trẻ em đều nên trở nên cực kỳ hiểu biết.
3. Tri thức là con đường giúp trẻ phát triển trí tuệ
Lần cuối cùng, vị thiên tài quá cố Buckminster Fuller, người mà những người bạn ở Viện vô cùng thương tiếc, đã nói một câu. Câu nói nó xứng đáng được nhắc lại lần nữa. “Tất cả trẻ em sinh ra đều đã là thiên tài và chúng ta dùng sáu năm đầu đời của các bé để hủy hoại điều đó”.
Amen! Trẻ em thích học hơn ăn. Trẻ em thích học hơn chơi rất nhiều. Học chính là một kỹ năng sống còn. Học là con đường thu nhận kiến thức. Chỉ có kiến thức thôi thì chưa phải là có trí tuệ. Tuy thế, kiến thức là nền tảng của mọi trí tuệ. Không có kiến thức thì không có trí tuệ. Trẻ có nền tảng kiến thức càng rộng, nền tảng cho trí tuệ của trẻ càng lớn. Mọi đứa trẻ được sinh ra, ngay vào giây phút chào đời, đã có tiềm năng trí tuệ cao hơn cả lượng trí tuệ mà Leonardo da Vinci đã từng vận dụng.
4. Trí tuệ có thể hiện qua các bài kiểm tra?
Nếu thế giới nhìn nhận một đứa trẻ là một người có IQ bằng 0 và đối xử với bé như một người có IQ bằng 0, kết quả là chẳng tác động gì tới bé hết, liệu bé có tiếp tục thể hiện, hành động và bị nhìn nhận là một người ngốc nghếch không?
Có lẽ, do ban đầu chưa biết nói và chưa thể hành động, bé không có cách nào sử dụng hay biểu hiện được trí thông minh của mình ra bên ngoài, nên bị coi là ngốc nghếch. Cũng là công bằng khi đặt ra câu hỏi: Nếu Leonardo bị làm cho tê liệt và không nói được nên không thể biểu hiện trí thông minh của mình, liệu ông có không bị coi là ngốc nghếch không? Có lẽ ngay cả nếu chỉ hơi bị nhìn nhận là người ngốc nghếch thì ông cũng đã không thể đạt được bất cứ điều gì trong đời.
Điều này làm dấy lên hai câu hỏi cơ bản về trí thông minh, chính xác hơn là về việc kiểm tra trí thông minh. Liệu chúng ta có nên chia trí thông minh thành hai loại hay không? Loại thứ nhất: Trí thông minh chức năng (cách một đứa trẻ hành động hay không thể hành động trước một tình huống bị thay đổi). Loại thứ hai: Trí thông minh tiềm tàng (cách thức bé có thể hoạt động nếu có cơ hội trọn vẹn để làm điều đó).
Các bài kiểm tra trí thông minh, trên thực tế, lại thường có hại. Mặc dù đúng là những người có khả năng thường rất hay ghi được điểm số cao, nhưng không có nghĩa là tất cả những người có điểm số cao trong các bài kiểm tra này thể hiện được khả năng tốt trong cuộc sống.
Trí thông minh không có nhiều, thậm chí không hề liên quan gì tới các bài kiểm tra mà liên quan trực tiếp tới những điều đạt được. Hãy nhìn nhận xem: Leonardo, Shakespeare, Newton, Beethoven, Edison, Rembrandt, Jefferson, Churchill, Bach, Gainesborough, Einstein, Michelangelo, W.S. Gilbert, Arthur Sullivan, Socrates,… Không ai trong những người này từng trải qua một bài kiểm tra trí thông minh nào. Các bài kiểm tra trí thông minh được đưa ra trong thời gian cuộc Thế chiến thứ nhất như một cách thức dự đoán thành tích. Có lúc chúng đoán đúng, có lúc không.
Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho ba mẹ. Tham khảo thêm: https://goo.gl/wLoL9h