Trẻ nhỏ có tâm hồn mong manh, vì thế trẻ con cần sự động viên và khuyến khích rất nhiều từ người lớn, nhất là các bậc phụ huynh. Nhưng có rất ít ba mẹ biết rằng, động viên trẻ nhỏ cũng là cả một nghệ thuật và ba mẹ chính là những nghệ sĩ.
Dưới đây là một vài phương pháp mà VAS mong muốn chia sẻ đến quý phụ huynh về nghệ thuật động viên con cái. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Nghệ thuật động viên trẻ nhỏ
Thông thường chúng ta thường nghe lời động viên nhiều nhất đó chính là: “cố lên” hay “chúng ta cùng có gắng nhé!”.
Theo các chuyên gia tâm lý nhận định rằng, những lời khuyến khích, động viên như vậy thường không mang lại tác động tích cực thay vì chúng ta nên nhắm vào mục tiêu cụ thể, cách giải quyết vấn đề một cách thiết thực thay vì lời nói suông như chúng ta vẫn thường hay dùng để động viên trẻ hoặc nói với nhau.
Để động viên, khuyến khích trẻ con, ba mẹ cần nhìn nhận vấn đề của con để giúp con tìm cách khắc phục vấn đề. Ví dụ như trẻ sắp bước vào kì thi quan trọng, thay vì bảo con phải cố gắng học thật tốt cho kì thi. Ba mẹ nên tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để giúp con xác định mục tiêu cần hướng tới, đặt nền tảng quan trọng cho việc phấn đấu và nỗ lực của con cái mình.
Một phương diện khác của việc động viên, khuyến khích con cái là là thái độ của ba mẹ. Nhất là thái độ của phụ huynh khi biết con mình bị điểm kém. Trong trường hợp này, ba mẹ tuyệt đối không nên trách mắng con cái, tăng thêm áp lực cho trẻ mà thay vào đó hãy động viên an ủi bé. Vì cho dù là một thiên tài thì không thể tránh khỏi những lúc mắc phải sai lầm nào đó.
Khi con cái vấp ngã, ba mẹ nên bình tĩnh, kiên nhẫn động viên con bằng những lời nói như sau: “không sao cả! việc gì rồi cũng sẽ qua”; “ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, lần sau con cố gắng làm tốt hơn là được”.
Những lời động viên của ba mẹ lúc này như cũng cố thêm sự tự tin và ý chí tiến thủ cho con. Nó giúp trẻ lấy lại cân bằng và rủ bỏ việc bị thất bại vừa qua. Sau khi đã củng cố tinh thần cho trẻ, lúc này ba mẹ nên thẳng thắng ngồi lại với con, cùng con tìm ra nguyên nhân dẫn đến thất bại, để con tự nói ra những sai lầm của mình. Những điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn, dám đối diện với thất bại và hiểu rõ những ưu khuyết điểm của mình hơn, góp phần vào việc sửa chữa, phấn đấu cho những mục tiêu sau này trong tương lai.
2. Không thể hiện cảm xúc tiêu cực trước mặt trẻ
Các ông bố bà mẹ nên giữ thái độ đối với trẻ như khi con thành công. Thậm chí, ngay cả khi trẻ thành công vì điều gì đó, ba mẹ cũng nên ngồi lại để cùng con tìm hiểu nguyên nhân vì sao đưa đến thành công như vậy. Đây là một kỹ năng khuyến khích con trẻ, khi biết được điểm mạnh nằm ở đâu trẻ sẽ phát huy tốt hơn trong lần sau.
Có một câu chuyện kể thế này: một vị tướng nọ, gia đình truyền thống theo nghiệp binh đao, số lần chinh chiến thắng trận nhiều hơn là số lần thất bại, nên được rất nhiều người ngưỡng mộ và ngợi khen vì tài chinh chiến ấy của ông. Thế nhưng, ông không lấy làm vui mừng vì những lời khen ngợi ấy. Một lần nọ, một vị khách đến chơi khen ông ta có bộ râu đẹp. Vị tướng này lại vui mừng khôn xiết hơn cả việc được khen vì chiến công hiển hách.
Qua câu chuyện trên, ngụ ý rằng việc giáo dục trẻ nhỏ cũng tương tự như thế. Nếu trẻ đạt điểm tuyệt đối và được khen thì trong lòng trẻ nhỏ thường nghĩ rằng đó là điều tất nhiên. Nhưng việc khen ngợi ấy đôi khi không tốt cho con, vì nếu một lúc nào đó trẻ không thể đạt được điểm tối đa nữa con sẽ dễ bị nản lòng hơn những đứa trẻ khác.
Cách tốt nhất vẫn là khen ngợi con vì những điều thú vị khác của trẻ, khai thác những mặt khác của con trẻ thay vì chăm chăm vào điểm số. Bạn có thể khen trẻ: “hôm nay con thật chăm chỉ, các bạn khác đều mệt mà con lại ngồi học lâu như thế!”. Những lời động viên, khen ngợi này sẽ hữu ích cho trẻ hơn bình thường.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ba mẹ hết sức ngợi khen con bằng những từ ngữ khoa trương phóng đại. Chẳn hạn như khi con vẽ xong một bức tranh, ba mẹ lại khen rằng: “con thật là có khiếu vẽ, bức tranh của con như một tác phẩm nghệ thuật của một họa sĩ vĩ đại.”
Tính chất của việc động viên là giúp trẻ nâng cao lòng tự tin, khả năng tự ý thức bản thân. Vì thế, thay vì khoa trương khả năng của trẻ, ba mẹ nên nhắm tới điều khác ở trẻ như là: “bức tranh hôm nay con vẽ tiến bộ hơn bức tranh trước!”; “con vẽ giống nhất là đôi mắt ấy!”.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc giáo dục trẻ mầm non và trẻ nhỏ. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác ngay tại đây nhé!