Nuôi dạy trẻ mầm non là 1 quá trình rất khó khăn và vất vả của các bậc cha mẹ. Nhưng để điều này diễn ra dễ dành hơn, dưới đây là những bí quyết chia sẻ của các trường mầm non dành cho các bậc phụ huynh.
Hãy cùng lắng nghe những bí quyết dạy trẻ mầm non mà các trường mầm non mong muốn chia sẻ là gì nhé!
1. Cẩn trọng trong lời nói trước mặt trẻ
Các chuyên gia giáo dục cho rằng: lời nói của cha mẹ trước mặt con cái sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và lời nói của trẻ sau này. Chính vì thế, khi trước mặt trẻ, phụ huynh không nên dùng những lời lẽ thô lỗ, văng tục, đặc biệt là dùng giọng điệu ra lệnh với trẻ con, phải chú ý đến hoàn cảnh và đối tượng để dùng lời lẽ phù hợp.
Có 1 anh chàng nọ, có 1 thói quen là mỗi sáng trước khi đi làm sẽ đến quán rượu uống 1 ly rồi mới đi làm. Vào sáng hôm đó, tuyết rơi dày đặc, anh ta hôn vợ chào tâm biệt trước khi đi làm như thường lệ, anh ta vừa huýt sáo vừa đi ra quán rượu. Đi được 1 đoạn, anh ta có cảm giác có ai đó đang đi theo anh ta. Lúc quay lại, là đứa con trai nhỏ đang rón rén đi theo bố. Cậu bé đạp lên dấu chân trên tuyết của bố và vui mừng reo lên: “bố ơi! bố xem con đang đi lên dấu chân của bố này!”. Đến đây anh ta chợt ngẫm nghĩ: nếu mình đi vào quán rượu thì con trai mình cũng đi vào theo, lỡ sau này con mình cũng đi đến đây uống rượu như mình thì biết phải làm sao?”. Nghĩ đến đây anh không còn đi vào quán rượu nữa.
Chúng ta vẫn thường nói rằng cha mẹ chính là tấm gương cho trẻ noi theo. Trẻ con thường không biết phân biệt đúng hay sai. Chúng chỉ biết mô phỏng theo những người lớn xung quanh. Nếu mô phỏng theo những điều tốt đẹp thì là chuyện đáng mừng. Nhưng nếu chẳng may, các con học theo những điều không tốt thì rất khó sửa đổi. Vô hình chung chúng sẽ suy nghĩ: Tại sao ba mẹ được phép làm như thế mà mình lại không thể?.
Vì thế, nếu đã là cha mẹ thì ta nên thực hiện tốt nhiệm vụ và bổn phận của mình vì trẻ đang giẫm lên những vết chân của chúng ta không sai khác. Cho con một bầu không khí gia đình ấm cúng là điều nên làm, trước khi trở thành tấm gương cho con, ba mẹ nên tự sửa đổi bản thân trước thì mới có thể giúp con cải thiện được tính cách. Nếu ba mẹ không sửa đổi thì tất cả chỉ là lời nói suông, không có tác dụng. Chính cha mẹ mới là công cụ giáo dục có hiệu quả nhất cho trẻ.
Xét từ ý nghĩa nào đó, nếu muốn con trở thành một tài năng trụ cột thì ba mẹ chính là tấm gương không thể thay thế được. Chúng ta biết rất rõ khả năng bắt chước của chúng, vì thế từng lời nói hành vi của ba mẹ đều phải cẩn trọng. Đối với bé, hành động của ba mẹ quan trọng hơn cả lời nói. Vì trẻ con rất nhạy cảm, chúng có thể nhận biết lời nói và hành vi của ba mẹ có nhất quán hay không. Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta có thể gạt được 1 tay bịp bợm hoặc 1 người khác chứ không thể gạt được trẻ nhỏ.
2. Tạo môi trường sống tích cực cho con
Tạo bầu không khí gia đình luôn đầy ấp tiếng cười, việc bày tỏ sự yêu thương giữa các thành viên trong nhà là điều rất quan trọng để giúp trẻ cảm nhận sâu sắc được sự ấm áp và an toàn từ phía gia đình. Một gia đình hòa thuận, đầy ấp tình yêu thương giúp trẻ tránh được những cám dỗ của xã hội sau này khi lớn lên. Nên có thể nói, gia đình chính là cái nôi giáo dục trẻ mầm non tốt nhất trong xã hội.
Ngoải ra, trong gia đình, ba mẹ cũng nên dành thời gian quan sát, chú ý và lắng nghe ý kiến của con. Vì sao con buồn? vì sao giáo viên nói con là đứa trẻ thụ động trong lớp? vì sao con bị điểm kém? v,v… Nếu con cái đang va vấp vào những tình trạng đó mà ba mẹ vẫn nói rằng dù đã quan sát cũng không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu vì con vẫn có thái độ rất bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc nội tâm của trẻ đang tiềm ẩn những nguy cơ mà do ba mẹ chưa thể nhìn thấu mà trái lại còn xem nhẹ sự thay đổi của chúng. Ba mẹ thường nghĩ rằng trẻ còn nhỏ nên ít dành thời gian lắng nghe và xem nhẹ lời nói, tâm tư của bé. Đây chính là nguyên nhân của vấn đề.3trẻ sẽ có thể tự làm được, hay thậm chí không hỏi ý kiến con vì nghĩ ý kiến của trẻ ấu trĩ nên không cần phải hỏi và tự cha mẹ quyết định tất cả, điều này là hoàn toàn không đúng. Ngoài những điều trên, ba mẹ không những phải nhìn nhận ý kiến của con mà còn phải học cách lắng nghe bé nhiều hơn.
Trẻ con chưa trường thành nên những suy nghĩ còn non nớt, ba mẹ phải hiểu điều hạn chế này. Nên học cách lắng nghe bé, nhưng không phải quá chiều theo bé hoặc quá độc đoán bắt bé nhất nhất nghe theo ý kiến ba mẹ. Quan trọng là ba mẹ nên dung hòa cả 2 phía để cùng tìm ra điểm chung giữa ba mẹ với bé thì mối quan hệ giữa 2 phía sẽ dần dần được cải thiện. Cuối cùng, khi nói chuyện với trẻ phải có thái độ khoang dung, độ lượng vì dù sao trẻ cũng còn nhỏ. Các bậc cha mẹ ngày nay thường quá chú trọng vào vấn đề nghiêm khắc mà xem nhẹ việc độc lập của con cái.
3. Cách hành xử của ba mẹ trước những đòi hỏi của trẻ nhỏ
Đầu tiên, ba mẹ nên lắng nghe những ý kiến đòi hỏi của con cái, không nên thành kiến, nếu trẻ luôn có không cảm thấy thỏa mãn và cần ba mẹ góp ý thì nên từ tốn chứ không nên quá độc đoán, phiến diện sẽ làm tổn thương trẻ. Nên tìm hiểu tâm lý và tính cách của trẻ trước, rồi từ từ tìm lời lẽ thích hợp để khuyên con, phân tích cho trẻ thấy những đòi hỏi ấy có hợp lý hay không bằng những cách nói trong khả năng trẻ có thể hiểu được.
Nếu là những đòi hỏi vô lý, ba mẹ nên chỉ ra sự vô lý và giải thích nhẹ nhàng vì sao ba mẹ không đồng ý. Nếu là những điều thỏa đáng thì ba mẹ nên giữ lời hứa với con. Khi con cái cảm nhận được ba mẹ hiểu chúng thì việc chúng hợp tác hay bày tỏ những suy nghĩ là điều rất dễ dàng và các con cũng sẽ sẵn sàng ngồi lại lắng nghe ba mẹ, cùng ba mẹ tìm ra vấn đề.
Dạy con biết giữ vững lập trường cũng là 1 việc nên làm. Trong các gia đình, ba mẹ thường hay xảy ra tranh cãi vì không thống nhất sự giáo dục con cái. Mỗi người đều có 1 lập trường riêng, giống như khi những người làm khác ngành nhau thì cách nhìn nhận 1 vấn đề cũng khác nhau, điều này là hoàn toàn tự nhiên và không có gì lạ cả. Tuy nhiên, không nên biểu hiện sự mâu thuẫn của 2 vợ chồng trước mặt trẻ con.
Ví dụ như: người mẹ bảo con không được ăn quà vặt trước giờ ăn cơm, nhưng ba lại bảo ăn 1 ít cũng không sao. Thế là trẻ vịn vào lời nói của ba mà không nghe theo lời mẹ nữa. Thể hiện sự mẫu thuẫn trước mặt bé là điều mà nhiều gia đình thường gặp phải. Nếu mẹ là người hay la trẻ, ba là người hay bênh vực con hoặc ngược lại. Sẽ khiến trẻ không biết nên nghe theo ai, tệ hơn nữa là về lâu về dài trẻ sẽ không còn nghe lời nữa.
Chính vì thế sự mẫu thuẫn của vợ chồng không nên xảy ra trước mặt trẻ, nhất là việc vợ chồng cãi nhau trước mặt con là điều đại kỵ. Điều này sẽ hằn lên 1 dấu ấn không tốt về gia đình, cũng như khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, hơn thế nữa là làm ảnh hưởng đến tình cảm giữa mẹ con hoặc cha con. Từ đó sẽ khiến ba mẹ không thể giáo dục con cái hiệu quả được nữa.
Nhiều bậc phụ huynh hay tìm mọi cách giáo dục con cho tốt hơn hay thậm chí dành nhiều thời gian để làm điều đó, nhưng tiếc thay lại không có tác dụng. Vấn đề chính là nằm ở việc phụ huynh thường xuyên tranh luận trước mặt trẻ, nên khiến cho mọi thứ trở nên vô ích hay thậm chí là phản tác dụng.
Khi ba hoặc mẹ đang dạy trẻ, dù là sai hay đúng thì người còn lại cũng không nên tranh luận trước mặt con. Mà hãy để sau đó, lúc không còn trẻ ở đó nữa thì hãy trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề đó cho người kia hiểu. Đây mới là cách giáo dục trẻ đúng đắn mà các bậc cha mẹ nên làm, ngồi lại, trao đổi với nhau sẽ giúp tình cảm gia đình thêm tốt đẹp hơn. Duy trì tính nhất quán trong việc giáo dục trẻ là chìa khóa để mở mọi cánh cửa và là then chốt trong vấn đề dạy trẻ hiệu quả hơn.
4. Ba mẹ chính là quyển sách giáo khoa cho trẻ
Có một câu chuyện nhân gian thế này: ngày xưa, có 1 người con bất hiếu thấy cha mình già cả không thể làm được điều gì trong nhà lại còn bệnh tật quanh năm. Nên một ngày nọ, anh ta quyết định làm 1 chiếc xe đẩy để đẩy cha mình lên núi và không nuôi cha già nữa. Trên đường đi có dắt theo đứa con trai nhỏ. Lúc để cha lên núi xong, người con kêu cha hãy mang chiếc xe đẩy ấy về để sau này người cha có già như ông nội, con sẽ đẩy cha lên núi y như vậy. Nghe đến đây người cha hối hận và đẩy ông nội về nhà phụng dưỡng.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy người cha không dạy con mà chính con đang dạy lại người cha, cho nên giáo dục trẻ, ba mẹ phải xem lại mình trước. Làm gương cho trẻ chính là nói phải đi đôi với làm, cha mẹ dạnh con như thế nào thì phải làm như thế ấy.
Cảm ơn ba mẹ đã xem bài viết này!
Tham khảo thêm theo đường link sau: https://goo.gl/wLoL9h