Giáo dục mầm non không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà sự giáo dục cần được phối hợp với yếu tố gia đình. Để nuôi dạy trẻ nên người không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là một vài gợi ý nuôi dạy trẻ, giúp ba mẹ bổ sung vào cẩm nang nuôi con của mình.

Các bậc phụ huynh hãy cùng lắng nghe những cách nuôi dạy bé được các trường mầm non quận 7 chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đưa con vào thế giới của những ước mơ và sự cởi mở

Một câu hỏi phổ biến hiện nay là đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào nếu được tiếp nhận phương pháp giáo dục não phải. Con của bạn lớn lên như thế nào phụ thuộc vào cách bạn dạy con ở nhà. Nếu cha mẹ không khuyến khích bé có những ước mơ cao đẹp, con bạn sẽ không có được khát vọng của riêng mình.

Bé sẽ cảm thấy hài lòng với những thành tích nhỏ. Tôi muốn bạn truyền tải thông điệp sau một cách ngắn gọn tới con: Mỗi em nhỏ nên có ước mơ riêng thể hiện được tính cách cá nhân và nên cố gắng trở nên xuất sắc trong lĩnh vực con đã chọn. Trẻ em nên có ý thức cố gắng đóng góp và cống hiến cho xã hội.

Mỗi em bé sinh ra đều được ban cho năng khiếu một cách công bằng. Tôi muốn giúp con bạn khai phá những năng khiếu tuyệt vời này thông qua phương pháp giáo dục não phải với tình yêu thương chân thành. Nhưng tôi không muốn chỉ tập trung vào các tài năng của các con. Tôi muốn bạn dạy con cách con dùng tài năng của mình để cống hiến cho một xã hội tốt đẹp.

Rất nhiều người Do Thái theo đuổi một phương pháp nuôi dạy trẻ tuyệt vời. Mặc dù người Do Thái chỉ chiếm 0,38% dân số thế giới, họ nhận được một trăm năm mươi giải Nobel. Bí mật giáo dục của họ là gì? Văn hóa Do Thái coi trọng việc giáo dục bé ở nhà và làm theo năm thông điệp thường xuyên được truyền tải đến con như sau:

1. Trân trọng tính cách cá nhân.

2. Xuất sắc ở lĩnh vực mà bạn đam mê.

3. Phát triển một con người toàn diện.

4. Phát triển tính sáng tạo.

3. Liên tục học hỏi suốt cuộc đời.

Họ bắt đầu nói với con về tầm quan trọng của giáo dục khi chúng còn nhỏ: “Học tập có sức mạnh biến cải xã hội. Nếu con học, khi trưởng thành, con sẽ có khả năng cải tiến xã hội”. Truyền thống của người Do Thái là khơi gọi những giấc mơ lớn trong con và ý chí quyết tâm để biến ước mơ thành sự thật. Hi vọng của tôi là tất cả các bậc cha mẹ sẽ nuôi con thật tốt, cho con đám chìm trong những giấc mơ cao cả và một ý chí thiện nguyện mạnh mẽ để đóng góp những điều tuyệt vời nhất cho xã hội.

Giáo dục mầm non nên chú trọng đạo đức trước khi dạy bé biết chữ

2. Ba mẹ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn nhận của trẻ

Để giúp tâm trí trẻ thư giãn, chúng ta phải ngừng đánh giá trẻ bằng những tiêu chuẩn về thành tích học tập. Thay vào đó, hãy bắt đầu nuôi dạy con bằng cả trái tim chân thành. Phương pháp nuôi dưỡng trẻ bằng trái tim là phải nhìn nhận con đúng như chính bản thân con, luôn khen ngơi con và yêu thương con.

Việc này nói thì dễ nhưng làm thì quả thực là khó. Tại Viện, chúng tôi tiến hành một cuộc thực nghiệm. Chúng tôi chọn ra hai trường học mà ở đó mối quan hệ giữa mẹ và con đang gặp nhiều khó khăn. Các bà mẹ ở hai trường học này được yêu cầu ghi lại hàng ngày năm điểm tốt của con và những lời khen ngợi mẹ dành cho con. Cuốn sổ này được Viện chúng tôi theo dõi hàng tuần.

Không lâu sau, điều thú vị đã xảy ra. Hình ảnh của trẻ trong mắt mẹ đã được thay đổi. Một trong các bà mẹ đã chia sẻ: “Ban đầu, tôi cảm thấy e ngại khi đưa lại cuốn sổ ghi lại những lời khen ngợi hàng tuần vì tối thấy nó có vẻ phiền phức. Tuy nhiên, khi tôi cố tìm kiếm năm điểm tốt để khen ngợi con, tôi nhân thấy rằng kể từ đó, con luôn mong muốn làm mọi việc tốt hơn. Thêm vào đó, mối quan hệ của tôi với con tốt hơn lên rất nhiều. Tôi cẩm thấy rất hanh phúc”.

Sau cuộc thực nghiệm, những đứa trẻ củng đã thay đổi. Khuôn mặt của các con toát lên sự thư thái và tươi vui. Các hành vi trong lớp cũng thay đổi theo hướng tích cực và ngày càng được cải thiện nhanh chóng. Những trẻ này cảm thấy tự tin vào bản thân vì mẹ của mình bắt đầu ghi nhận những điểm tốt và khen ngợi mình. Thực nghiệm này khiến tôi tin vào ảnh hưởng kì diệu của tình mẫu tử tới sự phát triển của con. Mẹ và con luôn luôn là một mối gắn kết đặc biệt, không thể tách rời.

3. Những nhận định sai lầm trong việc nuôi dạy trẻ

Ba mẹ có bao giờ nhìn nhận rằng trường tiểu học chỉ là một bước chuyển tiếp trên con đường tới trường trung học, hay trường trung học chi là một bước chuyển tiếp lên trường phổ thông? Khi nuôi dạy một đứa trẻ, chúng ta có thể dễ dàng bị lầm tưởng bởi những nhu cầu mang tính tức thời của trẻ. Chúng ta thường bi sa lầy vào chiếc bẫy nguy hiểm của sự nhìn nhận việc vượt qua những kì thi là mục tiêu tối quan trọng hơn là toàn cảnh tuông lai phát triển của con. Rất nhiều người trong chúng ta nuôi dạy con cái dưa trên quan điểm nhìn nhận lấy khả năng học tập học thuật làm trung tâm.

Vậy thì, phương diện quan trọng nhất của giáo dục tiểu học là gì? Của giáo dục trung học là gì? Chúng ta nên tránh việc nghĩ rằng mục tiêu của giáo dục tiểu học hoặc trung học là để chuẩn bị cho con có thể vào được trường cấp hai hoặc cấp ba tốt hơn. Chúng ta cần phải giữ một tầm nhìn xa và bao quát hơn thế.

Trong quá khứ, giáo dục chính thống chú trọng vào việc nuôi dạy một con người tốt, người mà có thể cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, các chính sách giáo dục hiện tại đã thay đổi ở rất nhiều trường học. Với sự đánh giá tập trung ở các bài kiểm tra, học sinh được khuyến khích để đạt được điểm cao hơn các bạn của mình, đôi khi chỉ cần cao hơn một điểm.

Dĩ nhiên là, vẫn có những trường học khuyến khích sự tiến bộ chung của tất cả các học sinh. Tuy nhiên, các trường đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Nhìn chung, nền giáo dục hiện nay vẫn đề cao thành tích của các trường học, cái được quyết định bởi số lượng học sinh tốt nghiệp đỗ vào các trường trung học hoặc đại học danh giá.

Mới đây, mẹ của một bé mười tuổi kể cho tôi nghe một cảnh tượng đáng sợ mẹ chứng kiến khi đến thăm một trường mẫu giáo danh giá. Theo lời mẹ, trường học này nhìn nhận điểm số của những bài kiểm tra là yếu tố quan trọng nhất của giáo dục. 

Trẻ em có điểm số thấp sẽ bị quở mắng nặng nề trước mặt bạn bè và cảnh cáo không được tiếp tục đi học nếu vẫn bị điểm số đáng xấu hổ như vậy. Nhưng học sinh bị điểm kém sẽ bị chuyển chỗ ngồi xuống cuối lớp. Lý thuyết đằng sau cách hành xử này là trẻ sẽ làm việc để tránh việc bị làm bẽ mặt như vậy trong tương lai. “Việc đó thật sự tồi tệ đến mức tôi không thể để con gái mình học ở đó”, người mẹ giải thích.

Nhìn chung, để đào tạo được một thế hệ tốt, chúng ta cần một hệ thống giáo dục hợp lý cho con. Nên giáo dục nhân cách, đạo đức cho trẻ trước khi đi vào kiến thức.

Trường mầm non quận 7 gợi ý cách giáo dục mầm non cho trẻ

4. Nuôi dưỡng ý chí mạnh mẽ

Từ điển định nghĩa “giáo dục” là “dạy dỗ kiến thức và kỹ năng”. Tuy nhiên, nghĩa gốc Latin của “giáo dục” là “đánh thức những khả năng bẩm sinh”. Thông qua giáo dục, cha mẹ và thầy cô có trách nhiệm phát hiện những năng lực tiềm ẩn của trẻ và phát triển những năng lực này tới mức cao nhất có thể. Các bậc cha mẹ không nên bị ảnh hưởng bởi những mục tiêu tạm thời của trẻ đến mức chỉ chăm chăm chú trọng vào sự phát triển trí thông minh của con. Hãy đặt sự quan tâm của bạn vào tương lai lâu dài của trẻ hơn là thời gian trước mắt. Tương lai của mỗi quốc gia và thế giới phụ thuộc vào sự phát triển của những em bé này.

Trong thời gian được nuôi dưỡng và giáo dục, trẻ em cần được nhìn nhận và khen ngợi “Chỉ có một cá thẻ độc nhất như con trong thế giới bao la rộng lớn này!”. Khi dạy trẻ tin vào giá trị của bản thân, chúng ta nên giúp con nhận thức được trách nhiệm của chính con trong việc nuôi dưỡng những khả năng bẩm sinh của mình đến mức tối đa. Ba mẹ hãy chia sẻ để con hiểu rằng những năng lực tuyệt vời của con nếu được phát triển, con sẽ cống hiến được những điều tốt đẹp cho đất nước và cho cả toàn thể nhân loại.

Giáo dục là chìa khóa định hình tương lai của Việt Nam nói riêng và toàn thể thế giới nói chung vì mục tiêu của giáo dục là để xây dụng một thế giới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên phương pháp giáo dục hiện tại không thể nuôi dưỡng những thiên tài sáng tạo bởi mục tiêu của nó bị giới hạn trong việc chuẩn bị cho trẻ để thi đỗ những kì thi. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh phải cố gắng hết sức mình để giúp con thoát khỏi những hạn chế của giáo dục đương thời.

Con của bạn có phát triển đúng hướng hay không hoàn toàn phu thuộc vào bạn. Chúng ta không nên phát triển một hệ thống giáo dục chỉ cố gắng sản xuất những con người có trí thông minh, mà bên cạnh đó, chúng ta phải nuôi dưỡng đạo đức, tâm hồn các con. Tài và Đức phải đi đôi với nhau chứ không thể thiếu 1 trong 2 điều trên. 

Với những chia sẻ trên, mong rằng phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy các bé mầm non tốt hơn để trở thành những công dân tốt cho xã hội sau này. Ngoài ra, phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm những phương pháp giáo dục mầm non khác thì có thể tham khảo thêm tại đây nhé!