Phương Pháp Học Anh Văn

Những nhóm kỹ năng sống mầm non cho trẻ mà cha mẹ cần biết

Dạy những kỹ năng sống mầm non cho trẻ nghĩa là dạy cho con tự ý thức được những việc mình nên làm mà không cần sự nhắc nhở của cha mẹ. Việc rèn luyện các kỹ năng sống từ sớm tạo thói quen tốt cho con đồng thời trẻ biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình, độc lập và tự tin hơn vào bản thân. Vậy đâu là những nhóm kỹ năng nên hướng dẫn cho trẻ thì bài viết dưới đây sẽ trả lời cho thắc mắc này của phụ huynh.

Nhóm kỹ năng tự nhận thức

Là một trong những nhóm kỹ năng sống cho trẻ gồm: Kỹ năng tự nhận thức, tự ra quyết định; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng tư duy; Kỹ năng tự đặt mục tiêu,… 

Nhận thức về bản thân là cơ sở hình thành nhân cách của người đó. Nó ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, trưởng thành, sự nghiệp sau này. Nhận thức đúng đắn về bản thân là sự chuẩn bị tốt nhất cho những thử thách của cuộc sống. Điều này khẳng định về vai trò quan trọng của việc trang bị kỹ năng nhận thức ngay từ nhỏ cho trẻ.

Khi được trang bị đầy đủ kỹ năng nhận thức, trẻ có thể phát triển khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, hòa nhập xã hội một cách tự nhiên. Bởi nhóm kỹ năng này giúp trẻ tự nhận biết chính xác bản thân nhiều góc độ như cảm xúc, nhu cầu, hạn chế,… của mình từ đó có định hướng rõ về bản thân.

Để phát triển kỹ năng này, phụ huynh hãy hướng trẻ tới việc thu nhận thông tin từ môi trường xung quanh thông qua quan sát, lắng nghe, hình ảnh và hiện tượng,… Bên cạnh đó, ba mẹ nên dành nhiều thời gian vui chơi, học tập và trải nghiệm cùng con, khuyến khích con chủ động khám phá thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với chúng.

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Tất cả các phụ huynh đều biết có nhiều nguy hiểm đang hiện diện ngoài xã hội, nhưng thay vì nói cho con về các mối đe dọa bên ngoài và dạy con cách tự bảo vệ bản thân, cha mẹ lại có xu hướng nghiêm cấm con tiếp xúc với rủi ro. Việc nghiêm cấm này không chỉ đem đến tác dụng mà còn kích thích sự tò mò của trẻ. 

Để trẻ có thể tự bảo vệ mình phụ huynh nên hình thành thói quen và kỹ năng bảo vệ cơ bản nhất khi tự chơi, kỹ năng tránh xâm hại cơ thể, khi bị lạc hay an toàn tham gia giao thông,… Cha mẹ có thể tham khảo các lợp học đào tạo kỹ năng sống để trẻ có đủ kiến thức để phòng tránh các nguy hiểm như tự vệ, bắt cóc, xâm hại,…

>>> Xem thêm: Lớp học kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng ứng phó với bạn xấu

Kỹ năng liên quan đến cảm xúc

Kỹ năng kiểm soát và tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân là nhóm kỹ năng quan trọng mà đứa trẻ nào cũng nên có. Có thể hiểu kỹ năng này là một phần của kỹ năng tự nhận thức. Tuy nhiên, nhóm kỹ năng này đề cao việc kiểm soát cảm xúc của trẻ. Và để đạt được điều này chỉ khi chúng tự nhận biết mình là ai, muốn gì và muốn bày tỏ nhu cầu với người lớn như thế nào.

Dạy trẻ cách cân bằng cảm xúc bằng chính việc người lớn làm chủ cảm xúc của mình trong giao tiếp, sinh hoạt cùng trẻ. Hãy bình tĩnh xử lý vấn đề để làm tấm gương cho trẻ. Ngay cả khi có thái độ không đúng, người lớn cũng không nên quát tháo, nên kiên nhẫn cho trẻ thời gian im lặng và suy xét về hành vi của mình. Từ hành động của người lớn, trẻ sẽ thấu hiểu được và tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân sao cho phù hợp.

Kỹ năng xã hội

Trẻ sẽ khó hòa nhập nếu không được chuẩn bị kỹ năng xã hội một cách đầy đủ. Nhóm kỹ năng này gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng cảm thông; Kỹ năng chia sẻ, hợp tác. 

Người lớn dạy con kỹ năng này bằng cách lắng nghe con, thể hiện tình yêu thương với con, dạy con tôn trọng mọi người bằng cách con muốn người khác đối xử lại với mình, giáo dục sử dụng ngôn từ chuẩn mực, biết chia sẻ, thông cảm và chia sẻ với mọi người khi khó khăn.

>>> Xem thêm: Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Dạy con kỹ năng sống mầm non tự lập

Kết,

Các nhóm kỹ năng sống mầm non cho trẻ nêu trên chính là các yếu tố giúp trẻ vững bước vào tương lai. Bởi vậy, phụ huynh cần chú trọng các phương pháp để giúp trẻ hoàn thiện các nhóm kỹ năng sống ngày từ khi con nhỏ.