Trẻ ở giai đoạn từ 3-5 tuổi đã có thể hoàn thiện các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, cử chỉ hành động và cảm xúc của bản thân. Do đó khi cho con học mẫu giáo, trẻ sẽ học được nhiều kỹ năng hay kiến thức nền tảng phục vụ cho học tập sau này. Tuy nhiên chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ thực sự học được những gì? Làm thế nào giúp trẻ phát triển kỹ năng đó tại nhà? Vì vậy trẻ học gì là vấn đề quan trọng mà phụ huynh nên biết. Để thấu hiểu và không tạo áp lực cho con.

Trẻ mầm non cần học những gì là đủ?

Tại lớp mầm non, các bé sẽ chỉ dẫn những kỹ năng cơ bản để thích nghi với môi trường lớp học và các kiến thức để bước vào lớp 1. Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh lại muốn con mình học nhiều hơn thế, học thêm nhiều môn học từ kiến thức đến năng khiếu nhưng không hiểu con trẻ thích gì. 

Giáo viên đang đọc sách cho học sinh

Chính mong muốn của riêng cha mẹ làm con cái cảm thấy áp lực, gò bó, mất đi sự hồn nhiên của lứa tuổi. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên biết con cần học những gì là đủ để có phương pháp dạy đúng đắn và hiệu quả.

>>> Đọc thêm: Chương trình học mầm non được thiết kế chuẩn Cambridge

Các kỹ năng trẻ mầm non nên học

Nhận diện chữ cái và cách phát âm

Ở trường học trẻ sẽ học cách nhận diện và phát âm chữ cái, phân biệt chữ hoa và chữ thường. Bên cạnh đó các em tập đọc từ đơn hay ghép câu đơn giản từ đó tự tạo mối liên hệ giữa chữ cái và cách đọc. 

Bên cạnh học ở trường mẫu giáo, các bạn có thể ôn tập cho con bằng cách chơi các trò chơi kết hợp bảng chữ cái thông qua bài hát, bài thơ hay thẻ chữ cái,… Đây là hoạt động đơn giản vừa thu hút chú ý của trẻ mà ba mẹ có thể cùng con vừa học vừa chơi.

Chương trình giáo dục mầm non Việt Úc

Để phát triển khả năng ngôn ngữ có thể dạy trẻ đọc truyện dần dần hình thành thói quen đọc sách. Do đó, ba mẹ nên thường xuyên đọc truyện, trò chuyện tâm sự với trẻ khuyến khích con chia sẻ những câu chuyện hằng ngày trên trường. Các bạn có thể dành thời gian mỗi tối trước khi ngủ kể truyện cho con không những đem đến cho trẻ cảm giác ấm áp để trẻ cảm nhận được yêu thương từ cha mẹ vừa cùng trẻ thảo luận về hình ảnh, tình huống trong truyện kích thích khả năng quan sát, tưởng tượng phong phú.

Phân biệt màu sắc và hình dạng

Ở trường học trẻ sẽ được thầy cô dạy phân biệt màu sắc và các hình dạng cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,… Còn khi trẻ ở nhà, các bạn có thể sử dụng các đồ vật trong nhà, đồ chơi để dạy trẻ về màu sắc và hình dạng đồ vật. Dạy trẻ cách liên tưởng đồ vật từ hình này sang đồ vật khác để kích thích não bộ tư duy. Biến mọi đồ vật xung quanh thành trò chơi đố vui cho trẻ.

Học sinh được dạy bởi giáo viên nước ngoài

Số và cách đếm 

Nếu cho trẻ học mầm non, sẽ được giáo viên dạy cách nhận biết và xác định từ 1 đến 10. Học đếm là kỹ năng toán học đầu tiên của trẻ. Điều này cũng là một kỹ năng rèn luyện ghi nhớ và thứ tự các con số từ nhỏ đến lớn. Khi ở nhà, ba mẹ có thể yêu cầu con đếm số món ăn, trái cây, kẹo hay những đồ dùng trong nhà. Hãy đặt câu hỏi cho trẻ “Con được mẹ cho bao nhiêu cái kẹo?” hay “Trên bàn có bao nhiêu quả táo?”,…

Kỹ năng xã hội và chia sẻ

Kỹ năng xã hội là điều cần được dạy cho trẻ khi ở mầm non. Do đó, khi ở trường trẻ sẽ được dạy cách chia sẻ, hợp tác làm việc với bạn bè. Bên cạnh đó trẻ sẽ tham gia các lợp học ngoại khóa, hoạt động nhóm. Đặc biệt trẻ được dạy cách bày tỏ ý kiến, nhu cầu của bản thân. Còn tại nhà để phát triển kỹ năng chia sẻ bằng cách hướng dẫn trẻ tự dọn dẹp đồ chơi của mình, mặc quần áo hay tự ăn. Điều này khiến trẻ có trách nhiệm hơn về bản thân mình.

Giờ học âm nhạc của học sinh trường Việt Úc

Kết,

Bài viết trên là những thông tin mình muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh về chương trình giáo dục mầm non sẽ đem đến cho con những kỹ năng hay kiến thức nào phục vụ cho học tập, sinh hoạt sau này của trẻ mà không tạo nhiều áp lực, gò bó cho trẻ không đánh mất sự ngây thơ hồn nhiên trong con.