Hiện nay, các trường mầm non tại các quận nói chung và trường mầm non quận 10 nói riêng đã có những cải cách đáng kể. Dưới đây là một vài mẹo nuôi dạy trẻ mầm non được các trường chia sẻ và gửi gắm đến các bậc phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Lời nói truyền cảm thể hiện tình yêu thương

Mầm non là giai đoạn quan trọng để tạo lập nền tảng quen với việc đến trường của bé, để chuẩn bị cho con bước vào tiểu học được tốt hơn. Nhưng để tạo lập được cảm giác thích thú đến trường cho trẻ mầm non thì không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi giáo viên phải có kinh ngiệm và sự tận tâm khi dạy dỗ trẻ nhỏ.

Cô giáo luôn thể hiện những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với con trẻ. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác tin tưởng, gần gũi, thân thiện như đang ở cùng bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Qua đó, trẻ sẽ phát sinh tình cảm khi tiếp xúc với cô, người bảo mẫu và những người xung quanh.

Khi nói chuyện hay kể chuyện cho trẻ, cô thường sử dụng những câu nói diễn cảm hay những câu hỏi gợi mở kết hợp cùng với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với những người xung quanh hay đồ vật.

Chính cách giảng dạy này sẽ tạo điều kiện để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ cảm xúc với mọi người, đồ vật bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ ngày càng mạch lạc, trôi chảy hơn và óc sáng tạo, tư duy tưởng tượng của bé cũng có cơ hội được vun lớn khi nói chuyện cùng đồ vật chẳng hạn món đồ chơi mà bé thích.

2. Phương pháp học mà chơi, chơi mà học

Trẻ mầm non không như những trẻ khác, không thể bắt các con ngồi ngay ngắn vào bàn và lắng nghe lời dạy giáo viên. Nên hầu như phương pháp học của trẻ trong giai đoạn này là thông qua các trò chơi trong lớp. Sử dụng các phương tiện trực quan như đồ chơi, tranh ảnh, sự vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhanh nhạy ở các giác quan của bé.

Giờ học vui nhộn tại các trường mầm non quận 10

Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ học được ở cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ nhận biết nhanh hơn, tốt hơn với các sự vật, sự việc xảy ra quanh mình. Cô giáo hướng dẫn trẻ tham gia các trò chơi thích hợp với lứa tuổi của trẻ để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển tư duy sáng tạo, ngôn ngữ ở trẻ.

Đối với những gia đình có điều kiện cho bé theo học tại các trường quốc tế như VAS thì những điều kiện cơ sở vật chất để giúp trẻ mầm non vô cùng phong phú, trẻ nhỏ có cơ hội phát huy sự sáng tạo và tài năng của mình thông qua những thiết bị, những lớp học năng khiếu ở tại những ngôi trường này. Nên ba mẹ có thể cân nhắc nếu có đủ điều kiện cho bé theo học những ngôi trường mầm non quốc tế.

3. Phân tích đánh giá 

Bằng cách cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói, những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục, qua đó kích thích sự hứng thú của trẻ trong học tập.

Cô sẽ tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Cô thường phân tích vì sao bạn A được khen ngợi để qua đó trẻ nhận biết được đâu là hành động đúng và sẽ cố gắng noi gương bạn A. Với những việc làm sai, cô giáo sẽ hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa. Trong trường hợp, trẻ không chịu hợp tác, cô giáo sẽ không la mắng, nóng giận, nói lời không đẹp mà sẽ từ từ uốn nắn con theo từng ngày để con có thể khắc phục và tiến tới từ bỏ khuyết điểm của mình.

Ở lứa tuổi này, những phương pháp giáo dục cũng có thể áp dụng tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi cho trẻ bước vào lớp 1 một cách tự tin.

4. Phương pháp dùng tình cảm

Những cử chỉ, lời nói khuyến khích, động viên luôn được cô sử dụng để thể hiện sự ủng hộ của mình với những hoạt động của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ thêm tự tin vào khả năng của mình và cố gắng phát huy hơn nữa để “gây sự chú” của cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

VAS - trường mầm non quốc tế được đánh giá cao tại tphcm

Công cụ chính hỗ trợ quan trọng nhất của phương pháp này chính là đồ chơi, các trò chơi vận động phù hợp để qua đó lồng ghép những bài học mang tính giáo dục. Mục đích của phương pháp này là nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi. Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày còn giúp trẻ biết cách phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật nhằm rèn luyện óc tư duy, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữ đôi tay và trí óc cho trẻ.

5. Đưa ra tình huống cụ thể

Cô giáo sẽ đưa ra các tình huống thực tế hoặc những tình huống giả tưởng nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và nghĩ ra cách giải quyết vấn đề theo cách nghĩ phù hợp với lứa tuổi của con. Là cách cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỹ năng thực hành qua những việc trẻ tham gia. Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và khả năng tư duy của trẻ.

Việc sử dụng các phương tiện nghe-nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói cũng được xem là một phương pháp phổ biến, đang được nhiều trường mầm non áp dụng.

Vậy là cha mẹ đã có thêm thông tin về các phương pháp giáo dục mầm non mà con sẽ được tiếp nhận tại ngôi trường đầu đời. Qua đó, cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng tại nhà những cách chơi và học cùng trẻ này, giúp trẻ sớm định hình nhân cách và phát huy trí óc theo hướng tích cực theo mong muốn của cha mẹ.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho phụ huynh trong việc giáo dục trẻ mầm non tốt hơn, ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số thông tin khác về cách chọn trường mầm non tư thục, trường mầm non quốc tế hay trường công lập thế nào là phù hợp cho bé theo dường dẫn sau: https://goo.gl/q89265