Việc xây dựng kỹ năng sống cho trẻ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng vì điều đó giúp ích rất nhiều cho sự phát triển về tư duy và tính cách của trẻ khi lớn lên. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn các kỹ năng sống cho trẻ mầm non, hãy cùng tham khảo nhé! 

Tại sao nên rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ mầm non 

Các bé ở độ tuổi mầm non từ 2,5 đến 4 tuổi là độ tuổi mà trẻ có khả năng học hỏi và ghi nhớ mọi điều xung quanh từ những trải nghiệm thực tế vô cùng nhanh chóng. Những kinh nghiệm mà trẻ học được chính là nền tảng giúp xây dựng tính cách và hình thành các thế mạnh của các bé sau này. 

Vì thế, nếu được chăm chút và rèn luyện những kỹ năng sống lành mạnh từ sớm sẽ giúp các bé tự tin và nhạy bén trong tương lai. Ngoài ra, nếu trong trường hợp không có ba mẹ ở bên thì bé vẫn có đủ khả năng và bản lĩnh để giải quyết những tình huống bất ngờ xảy ra. 

Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non 

Kỹ năng tự ăn, uống 

Trong giai đoạn đầu đời, kỹ năng tự ăn uống là một kỹ năng quan trọng và cần thiết. Ngay từ khi bé còn nhỏ, ba mẹ nên dạy con cách ăn uống tự lập mà không cần người giúp đỡ. Việc để cho bé tự xúc ăn trong mỗi bữa ăn sẽ hình thành nên một thói quen có lợi cho sức khỏe và cả sự phát triển hành vi, giác quan của trẻ. Các bé sẽ luyện được kỹ năng cầm nắm đồ ăn, đồ vật và ba mẹ có thể giúp trẻ nhận được đâu là đồ ăn được và đồ không thể cho vào miệng. 

Luyện tập kỹ năng tự ăn uống cho trẻ ở giai đoạn mầm non cũng sẽ xây dựng bản tính tự lập cho bé. Có thể ở giai đoạn đầu luyện tập sẽ khá vất vả cho cả bố mẹ và con, nhưng một khi bé đã hình thành được kỹ năng này sẽ rất tốt cho bé khi bắt đầu đến trường, bé sẽ nhanh cứng cáp và tự lập hơn. 

Ba mẹ nên cho bé tự ăn uống từ khi còn nhỏ

Ba mẹ nên cho bé tự ăn uống từ khi còn nhỏ 

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân 

Mặc dù biết lứa tuổi mầm non hầu hết sẽ cần có sự chăm sóc của ba mẹ về mọi mặt, nhưng đây cũng là độ tuổi mà trẻ rất thích tự do khám phá, bắt chước người lớn. Vì thế ba mẹ có thể chỉ bảo cho bé các công việc đơn giản như đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân, tự đi ngủ… Các bé mầm non đã có thể hoàn toàn tự làm những việc này mà không cần hỗ trợ từ người khác, nếu có thì ba mẹ cũng chỉ nên đứng quan sát và chỉ dẫn để bé làm cho đúng và nhớ hãy khen thưởng khi bé thực hiện tốt. Qua đó dần dần các bé sẽ tự xây dựng được nề nếp tác phong riêng, không cần ba mẹ giúp sức hay nhắc nhở. Về lâu dài bé sẽ tập được tính tự lập, tự biết cách chăm sóc bản thân không cần dựa dẫm vào người lớn. 

Hãy dạy các bé tự làm các việc chăm sóc bản thân

Hãy dạy các bé tự làm các việc chăm sóc bản thân 

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm 

Ngày nay, có rất nhiều nguy hiểm ở bên ngoài và những tai nạn, tình huống xấu này khó mà lường trước được. Vậy nên, việc dạy trẻ kỹ năng sống để tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng cần thiết. Ba mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh các bé, nên tốt nhất hãy dạy bé biết cách nhận biết tình huống nào là nguy hiểm và nhờ sự giúp đỡ khi xảy ra sự cố như thế nào. Bậc phụ huynh hãy lặp đi lặp lại những thông tin liên lạc cơ bản như số điện thoại, số nhà, tên người thân. Đặc biệt, hãy nhắc nhở và dạy các bé kỹ năng cảnh giác và đối phó với người lạ như không nhận kẹo, bánh, hay những lời rủ rê đi chơi từ người lạ. Một điều các bậc phụ huynh nên chú ý nữa đó là các ba mẹ hãy dạy bé đâu là những bộ phận nhạy cảm và tuyệt đối không cho bất kỳ ai đụng vào. 

Hãy dạy các bé tuyệt đối không nên nhận đồ từ người lạ

Hãy dạy các bé tuyệt đối không nên nhận đồ từ người lạ 

Ngoài 3 kỹ năng cơ bản được nêu trên thì còn nhiều các kỹ năng sống cho trẻ mầm non khác chẳng hạn như kỹ năng học hỏi, kỹ năng tự dọn dẹp đồ chơi, kỹ năng thật thà, kỹ năng biết yêu thương và chia sẻ,… Có thể thấy để trẻ nhỏ phát triển tốt toàn diện về cả tính cách và tư duy thì các bậc phụ huynh cần phải hướng dẫn và tập luyện cho trẻ nhiều kỹ năng trong suốt quá trình khôn lớn. 

>>> Xem thêm: Tổng hợp các bài học kỹ năng sống co trẻ ba mẹ cần biết